Bài 24. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ trang 65, 66, 67 SBT Địa lí 12 Cánh diều


Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí Địa Lí của vùng Đông Nam Bộ?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí Địa Lí của vùng Đông Nam Bộ?

A. Có biên giới kéo dài với Lào.

B. Giáp Biển Đông.

C. Giáp với ba vùng kinh tế của nước ta.

D. Có cửa khẩu đường bộ với Cam-pu-chia.

Phương pháp giải:

Đông Nam Bộ không có biên giới giáp với Lào.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 2

Việc liên kết với các vùng lân cận đã giúp cho Đông Nam Bộ

A. chia sẻ bớt những khó khăn đang phải đối mặt.

B. giảm bớt sức ép về vấn đề dân số đông.

C. bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. có nguồn nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ lớn.

Phương pháp giải:

Việc liên kết với các vùng lân cận đã giúp cho Đông Nam Bộ có nguồn nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ lớn.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 3

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Tây Ninh.

B. Lâm Đồng.

C. Đồng Nai.

D. Bình Phước.

Phương pháp giải:

Tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên nước ta.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 4


Huyện đảo nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Phú Quốc.

B. Hoàng Sa.

C. Côn Đảo.

D. Phú Quý.

Phương pháp giải:

Côn Đảo là một quần đảo thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 5

Đặc điểm nào sau đây đúng với dân cư của vùng Đông Nam Bộ (năm 2021)?

A. Có ít thành phần dân tộc, bao gồm: Kinh, Thái, Chăm.

B. Có mật độ dân số cao gấp 2,6 lần mật độ trung bình cả nước.

C. Có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trên 1 %.

D. Có tỉ lệ dân thành thị đứng thứ 2 cả nước, với 66,4 %.

Phương pháp giải:

Dân cư của vùng Đông Nam Bộ (năm 2021) có mật độ dân số (778 người/km²) cao gấp 2,6 lần mật độ trung bình cả nước.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 6

Đông Nam Bộ có thể hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm dựa vào

A. địa hình tương đối bằng phẳng với 2 nhóm đất chính là đất ba-dan và đất xám phù sa cổ.

B. hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và các hồ cung cấp đầy đủ nguồn nước tưới quanh năm.

C. lao động đông và có kinh nghiệm trong trồng trọt.

D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao, lượng mưa lớn.

Phương pháp giải:

Đông Nam Bộ có thể hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm dựa vào địa hình tương đối bằng phẳng với 2 nhóm đất chính là đất ba-dan và đất xám phù sa cổ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 7

Nguồn tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng Đông Nam Bộ là

A. than và sắt.

B. ti-tan và đồng.

C. dầu mỏ và khí tự nhiên.

D. cao lanh và thiếc.

Phương pháp giải:

Nguồn tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng Đông Nam Bộ là dầu mỏ và khí tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 8

Thế mạnh để vùng Đông Nam Bộ thu hút đầu tư nước ngoài là

A. đất đai màu mỡ, dễ canh tác, là vựa lúa lớn nhất cả nước.

B. khí hậu ấm quanh năm, cơ sở hạ tầng được đầu tư.

C. người dân hiếu khách, lao động chăm chỉ, cần cù và có tính sáng tạo cao.

D. vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn lao động dồi dào, có trình độ.

Phương pháp giải:

Thế mạnh để vùng Đông Nam Bộ thu hút đầu tư nước ngoài là vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn lao động dồi dào, có trình độ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 9

Khó khăn về mặt xã hội của vùng Đông Nam Bộ là

A. triều cường dâng cao.

B. sức ép của dân nhập cư.

C. lao động đông nhưng trình độ còn thấp.

D. cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ.

Phương pháp giải:

Khó khăn về mặt xã hội của vùng Đông Nam Bộ là sức ép của dân nhập cư.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 10

Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Bà Rịa - Vũng Tàu.

B. Tây Ninh.

C. Đồng Nai.

D. Bình Phước.

Phương pháp giải:

Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát thuộc tỉnh Tây Ninh.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 11

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.

Bảng 24.1. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước giai đoạn 2010- 2021 (Đơn vị: %)

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Để thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ

Để thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2010 và năm 2021, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Tròn.

B. Đường.

C. Cột chồng.

D. Miền.

Phương pháp giải:

Để thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2010 và năm 2021, biểu đồ tròn là thích hợp nhất.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 12

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.

Bảng 24.1. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước giai đoạn 2010- 2021 (Đơn vị: %)

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây

Chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:

A. Vùng Đông Nam Bộ có công nghiệp phát triển hàng đầu ở nước ta.

B. Công nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

C. Tỉ trọng công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ giảm là do giá trị sản xuất công nghiệp giảm.

D. Mặc dù tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ vẫn tăng.

Phương pháp giải:

Nhận định C chưa đúng. Vì, giá trị sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ không giảm mà tăng nhanh qua các năm.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A, B, D

Câu 13

Tỉnh, thành phố nào sau đây của vùng Đông Nam Bộ có cả cảng biển và cảng hàng không quốc tế?

A. Bà Rịa - Vũng Tàu.

B. Bình Dương.

C. Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Tây Ninh.

Phương pháp giải:

Thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh có cả cảng biển và cảng hàng không quốc tế.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 14

Cho bảng số liệu sau:

Bảng 24.2. Tổng mức bán lẻ hàng hoa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 – 2021 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Cho bảng số liệu sau: Vẽ biểu đồ thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 - 2021.

b) Rút ra nhận xét và giải thích.

Lời giải chi tiết:

a) Vẽ biểu đồ:

Cho bảng số liệu sau: Vẽ biểu đồ thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa

Biểu đồ thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 - 2021.

b) Nhận xét và giải thích:

- Nhận xét: Vùng Đông Nam Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lớn (1224,2 nghìn tỉ đồng – năm 2021).

- Giải thích: Đây là vùng tập trung đông dân cư nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, các hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh.

Câu 15

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.

Bảng 24.3. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 - 2021

(Đơn vị: tỉ USD)

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Tính tỉ trọng trị giá xuất khẩu và trị giá nhập khẩu

Tính tỉ trọng trị giá xuất khẩu và trị giá nhập khẩu của vùng Đông Nam Bộ năm 2021.

Lời giải chi tiết:

- Tỉ trọng trị giá xuất khẩu năm 2021 là: (112,6 x 236,5) : 100 = 47,6 %.

- Tỉ trọng trị giá nhập khẩu năm 2021 là: 100 - 47,6 = 52,4 %.

Câu 16

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.

Bảng 24.3. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 - 2021

(Đơn vị: tỉ USD)

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng trị giá xuất khẩu

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu của vùng Đông Nam Bộ năm 2021.

b) Rút ra nhận xét từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ

Lời giải chi tiết:

a) Vẽ biểu đồ:

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng trị giá xuất khẩu

Biểu đồ thể hiện tỉ trọng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu của vùng Đông Nam Bộ năm 2021. (Đơn vị: %)

b) Nhận xét:

- Đông Nam Bộ có tỉ trọng xuất khẩu (47,6%) nhỏ hơn tỉ trọng nhập khẩu (52,4%).

- Chứng tỏ, Đông Nam Bộ là vùng nhập siêu.

Câu 17

Đầu mối giao thông vận tải lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ là

A. Bà Rịa - Vũng Tàu.

B. Bình Dương.

C. Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Đồng Nai.

Phương pháp giải:

Đầu mối giao thông vận tải lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ là Thành phố Hồ Chí Minh.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 18

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.

Bảng 24.4. Diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ và cả nước năm 2010 và năm 2021 (Đơn vị: nghìn ha)

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Tỉ trọng diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ

Tỉ trọng diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2010 và 2021 lần lượt là

A. 55,9 % và 59,8 %.

B. 60,9 % và 58,5 %.

C. 59,0 % và 58,9 %.

D. 65,9 % và 69,8 %.

Phương pháp giải:

Tỉ trọng diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2010 và 2021 lần lượt là (441,4 : 748,7) x 100 = 59,0 % và (547,6 : 930,5) x 100 = 58,9 %.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 19

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.

Bảng 24.4. Diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ và cả nước năm 2010 và năm 2021 (Đơn vị: nghìn ha)

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Diện tích cao su của vùng Đông Nam Bộ tăng

Diện tích cao su của vùng Đông Nam Bộ tăng trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2021 là

A. 10,1 nghìn ha.

B. 5,9 nghìn ha.

C. 11,8 nghìn ha.

D. 9,7 nghìn ha.

Phương pháp giải:

Diện tích cao su của vùng Đông Nam Bộ tăng trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2021 là (547,6 - 441,4) : 11 = 9,7 nghìn ha.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 20

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.

Bảng 24.4. Diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ và cả nước năm 2010 và năm 2021 (Đơn vị: nghìn ha)

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Để thể hiện diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ năm 2010

Để thể hiện diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ năm 2010 và năm 2021, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột.

B. Tròn.

C. Miền.

D. Kết hợp (cột và đường).

Phương pháp giải:

Để thể hiện diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ năm 2010 và năm 2021, biểu đồ cột là thích hợp nhất.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 21

Ý nghĩa của mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ là

A. tạo các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.

B. đảm bảo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

C. khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng.

D. ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

Phương pháp giải:

Ý nghĩa của mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ là đảm bảo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí