Bài 19. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trang 50, 51, 52 SBT Địa lí 12 Cánh diều>
Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Câu 1
Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có biên giới kéo dài với Trung Quốc và Lào.
B. Thông thương qua nhiều cửa khẩu biên giới với Trung Quốc và Lào.
C. Giáp với Đồng bằng sông Hồng - vùng kinh tế phát triển bậc nhất nước ta.
D. Nằm ở vị trí trung tâm Bắc Bộ, tiếp giáp với 3 vùng kinh tế của nước ta.
Phương pháp giải:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không nằm ở vị trí trung tâm Bắc Bộ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 2
Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Giáp với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và Biển Đông.
B. Giáp với Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
C. Giáp với Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
D. Có các cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia.
Phương pháp giải:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Câu 3
Đặc điểm nào sau đây đúng với phạm vi lãnh thổ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có diện tích trung bình, bao gồm 13 tỉnh và 1 thành phố.
B. Lãnh thổ kéo dài và diện tích lớn nhất cả nước.
C. Có diện tích rộng lớn, bao gồm 14 tỉnh.
D. Lãnh thổ rộng lớn, bao gồm 14 tỉnh và 1 thành phố.
Phương pháp giải:
Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có diện tích rộng lớn, bao gồm 14 tỉnh.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Câu 4
Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Phú Thọ.
B. Lai Châu.
C. Ninh Bình.
D. Hòa Bình.
Phương pháp giải:
Ninh Bình thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Câu 5
Dựa vào bảng số liệu sau, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Bảng 19.1. Số dân, mật độ dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước năm 2021
A. Ti lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao hơn trung bình cả nước.
B. Mật độ dân số thấp, chưa bằng 1/2 trung bình của cả nước.
C. Mật độ dân số cao, bằng 1/2 mức trung bình của cả nước.
D. Số dân chiếm khoảng 13,1 % số dân cả nước.
Phương pháp giải:
Nhận định C chưa đúng. Vì, mật độ dân số vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thấp, chưa bằng 1/2 mức trung bình của cả nước.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A, B, D
Câu 6
Một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. than, dầu mỏ, sắt.
B. bô-xit, đất hiếm, crôm, man-gan.
C. ti-tan, đồng, chì, thiếc.
D. a-pa-tit, thiếc, chì - kẽm, sắt.
Phương pháp giải:
Một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: a-pa-tit, thiếc, chì - kẽm, sắt.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 7
Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về
A. nhiệt điện.
B. thuỷ điện.
C. điện gió.
D. điện mặt trời.
Phương pháp giải:
Với lợi thế về địa hình cho phép Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh về thuỷ điện.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 8
Mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
A. trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
B. trồng cây có nguồn gốc nhiệt đới.
C. chăn nuôi gia súc ăn cỏ.
D. phát triển các hoạt động dịch vụ.
Phương pháp giải:
Mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 9
Các nhà máy thuỷ điện Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu được xây dựng trên lưu vực sông nào sau đây?
A. Sông Đà.
B. Sông Cầu.
C. Sông Lô.
D. Sông Đuống.
Phương pháp giải:
Các nhà máy thuỷ điện Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu được xây dựng trên lưu vực sông Đà.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 10
Quặng a-pa-tit được khai thác ở tỉnh nào sau đây?
A. Thái Nguyên.
B. Yên Bái.
C. Vĩnh Phúc.
D. Lào Cai.
Phương pháp giải:
Quặng a-pa-tit được khai thác ở tỉnh Lào Cai.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 11
Thế mạnh để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng trồng chè lớn nhất nước ta là
A. có đất fe-ra-lit và khí hậu cận nhiệt đới.
B. khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm.
C. khí hậu ấm, đất cát pha.
D. có nền nhiệt cao và lượng mưa lớn.
Phương pháp giải:
Thế mạnh để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng trồng chè lớn nhất nước ta là có đất fe-ra-lit chiếm 2/3 diện tích cả vùng và khí hậu cận nhiệt đới.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 12
Cho bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.
Bảng 19.2. Số lượng trâu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cả nước năm 2010 và năm 2021 (Đơn vị: triệu con)
Tỉ lệ đàn trâu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước năm 2010 và năm 2021 lần lượt là
A. 52,2 % và 55,2 %.
B. 55,2 % và 52,2 %.
C. 25,2 % và 25,5 %.
D. 50,2 % và 51,2 %.
Phương pháp giải:
Năm 2010: (2,9 : 1,6) * 100 = 52,2 %;
Năm 2021: (2,3 : 1,2) * 100 = 52,2 %.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 13
Cho bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.
Bảng 19.2. Số lượng trâu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cả nước năm 2010 và năm 2021 (Đơn vị: triệu con)
Nhận định nào sau đây đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Là vùng duy nhất của nước ta có chăn nuôi trâu.
B. Là vùng có đàn trâu lớn nhất cả nước.
C. Từ năm 2010 đến năm 2021, đàn trâu của vùng giảm, chỉ còn chiếm 1/3 đàn trâu cả nước.
D. Năm 2021, đàn trâu của vùng giảm chỉ còn bằng 1/2 của năm 2010.
Phương pháp giải:
Là vùng có đàn trâu lớn nhất cả nước là nhận định đúng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 14
Đọc đoạn thông tin sau, hãy tìm các nguyên nhân để giải thích tại sao an ninh quốc phòng lại rất cần được chú trọng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
"Do vị trí địa li và đặc điểm phân bố dân cư nên việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vấn đề cần có sự quan tâm đặc biệt vì không chỉ có ý nghĩa đối với vùng, mà còn có ý nghĩa đối với cả nước, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc phòng".
Lời giải chi tiết:
Do vị trí Địa Lí quan trọng, có biên giới kéo dài với Trung Quốc, Lào; có nhiều tiềm năng chưa khai thác; là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số, chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn:... nên vấn đề an ninh quốc phòng rất cần được chú trọng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Bài 21. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ trang 56, 57, 58 SBT Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 22. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ trang 58, 59, 60 SBT Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 23. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên trang 61, 62, 63 SBT Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 24. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ trang 65, 66, 67 SBT Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 25. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long trang 69, 70, 71 SBT Địa lí 12 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 28. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo trang 75, 76, 77 SBT Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 27. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trang 73, 74 SBT Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 26. Thực hành: Tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp ứng phó trang 72 SBT Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 25. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long trang 69, 70, 71 SBT Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 24. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ trang 65, 66, 67 SBT Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 28. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo trang 75, 76, 77 SBT Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 27. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trang 73, 74 SBT Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 26. Thực hành: Tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp ứng phó trang 72 SBT Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 25. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long trang 69, 70, 71 SBT Địa lí 12 Cánh diều
- Bài 24. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ trang 65, 66, 67 SBT Địa lí 12 Cánh diều