Bài 21. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều>
Địa đạo Củ Chi có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Em có hiểu biết gì về Địa đạo này?
Khởi động
Địa đạo Củ Chi có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Em có hiểu biết gì về Địa đạo này?
Lời giải chi tiết:
- Chia sẻ hiểu biết:
+ Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm ngầm được quân dân Củ Chi đào trong thời gian diễn ra 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, địa đạo Củ Chi được sử dụng với mục đích làm công sự, để tấn công hoặc chống lại các trận càn quét của địch.
Khám phá 1
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí của Địa đạo Củ Chi trên lược đồ.
Lời giải chi tiết:
- Địa đạo được xây dựng ở huyện Củ Chi, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về phía tây bắc.
- Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm dài khoảng 250 km toả rộng như mạng nhện trong lòng đất. Hiện nay, di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai địa điểm:
+ Địa đạo Bến Dược thuộc xã Phú Mỹ Hưng.
+ Địa đạo Bến Đình thuộc xã Nhuận Đức.
Khám phá 2
Đọc thông tin và quan sát từ hình 2 đến hình 4, em hãy mô tả một công trình trong Địa đạo Củ Chi mà em ấn tượng nhất.
Lời giải chi tiết:
- Mô tả bệnh viện dã chiến: Bệnh viện dã chiến nằm ở tầng cuối cùng trong lòng địa đạo. Nơi đây có hầm giải phẫu, các cơ sở vật chất y tế phục vụ cuộc kháng chiến.
- Mô tả bếp Hoàng Cầm:
+ Bếp Hoàng Cầm là một loại bếp đặc biệt, mang tên người sáng tạo ra nó.
+ Điểm độc đáo của loại bếp này là làm hạn chế tối đa khói toà lên trên mặt đất khi nấu, không để đối phương phát hiện.
+ Bếp được sử dụng phổ biến trong địa đạo, nằm ở tầng trên cùng, cách mặt đất khoảng 3 m.
Khám phá 3
1. Em hãy cho biết quân dân Củ Chi đã đào hầm như thế nào?
Lời giải chi tiết:
1.
- Đường hầm trong Địa đạo Củ Chi được đào trong thời kì kháng chiến chống Pháp, với mục đích ban đầu là để trú ẩn, cắt giấu tài liệu, vũ khí. Đến kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi được chọn làm căn cứ lâu dài nên phong trào đào hầm địa đạo đã phát triển mạnh mẽ.
- Để đào được địa đạo, đầu tiên phải đào một giếng với đường kính 0,6 m, sâu 3 m. Sau đó lại dùng cuốc tay tiếp tục khoét sâu từ đáy giếng, tạo đường hầm đủ rộng để người đi được dưới lòng đất. Cứ cách 16 m lại tạo một giếng. Chỉ trong thời gian 2 năm, quân dân Củ Chi đã đào được 250 km địa đạo.
- Đầu năm 1967, quân Mỹ thực hiện trận càn quét mang tên “Bóc vỏ Trái Đất” với mục đích phá hệ thống Địa đạo Củ Chi. Quân Mỹ đã huy động hàng chục chiếc xe tăng, xe ủi với công suất lớn, cày xới mặt đất liên tục để tìm ra vị trí các nắp hầm. Quân Mỹ còn tuyển chọn một đội quân “chuột cống" gồm 600 lính công binh “nhỏ người” thực hiện nhiệm vụ phá hệ thống địa đạo.
- Quân Mỹ đi tới đâu cũng bị các chiến sĩ từ các ụ chiến đấu và giao thông hào đánh trả bằng mọi hình thức, mọi thứ vũ khí. Trong trận đánh này, quân dân Củ Chi đã bám trụ kiên cường, chiến đấu dũng cảm, đẩy lùi cuộc càn quét của quân Mỹ.
- Với những chiến công vang dội đó, Củ Chi đã được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu “Củ Chi đất thép Thành đồng”.
Luyện tập 1
Hãy kể tên một số công trình tiêu biểu của Địa đạo Củ Chi.
Lời giải chi tiết:
- Một số công trình tiêu biểu của Địa đạo Củ Chi là: hầm giải phẫu, bếp Hoàng Cầm, khu hầm xưởng chế tạo vũ khí, bệ bắn,…
Luyện tập 2
Vẽ sơ đồ để khái quát lại nội dung kiến thức của bài học.
Lời giải chi tiết:
Vận dụng
Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây.
Nhiệm vụ 1. Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu cho du khách về nét độc đáo của Địa đạo Củ Chi.
Nhiệm vụ 2. Sưu tầm những câu chuyện, hình ảnh về quân dân Củ Chi chống Mỹ ở Địa đạo.
Lời giải chi tiết:
(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2
(*) Tham khảo: một số hình ảnh về quân dân Củ Chi chống Mỹ ở địa đạo
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 19. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 18. Thiên nhiên vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 17. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 16. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 21. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 19. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 18. Thiên nhiên vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 17. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 16. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều