Bài 13: Triều Nguyễn - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức>
Quan sát hình 1 và cho biết loại hình nghệ thuật dưới đây liên quan đến triều đại nào trong lịch sử dân tộc.
Khởi động
Quan sát hình 1 và cho biết loại hình nghệ thuật dưới đây liên quan đến triều đại nào trong lịch sử dân tộc.
Phương pháp giải:
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được loại hình nghệ thuật dưới đây liên quan đến triều đại nào trong lịch sử dân tộc
Lời giải chi tiết:
- Qua quan sát hình ảnh, em biết được đây loại hình nghệ thuật Nhã nhạc cung đình Huế, có liên quan đến triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc.
Khám phá 1
Đọc thông tin, em hãy:
- Nêu sự thành lập Triều Nguyễn.
- Trình bày một số việc làm của Triều Nguyễn để xây dựng đất nước.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1a. Triều Nguyễn buổi đầu xây dựng đất nước (SGK trang 56)
- Chỉ ra được sự thành lập Triều Nguyễn và một số việc làm của Triều Nguyễn để xây dựng đất nước
Lời giải chi tiết:
- Sự thành lập Triều Nguyễn
Năm 1802, sau khi đánh bại Triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lập ra Triều Nguyễn, định đô ở Phú Xuân (Huế), hiệu là Gia Long.
- Một số việc làm của Triều Nguyễn để xây dựng đất nước
+ Vua Gia Long ban hành bộ “Hoàng Việt luật lệ” nhằm củng cố trật tự xã hội
+ Vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ
+ Các vị vua tiếp tục các hoạt động thực thi chủ quyền biển, đảo đặc biệt là với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Khám phá 2
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
- Nêu kết quả của công cuộc khai hoang dưới Triều Nguyễn
- Kể chuyện về Nguyễn Công Trứ và nêu đóng góp của ông
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1b. Công cuộc khai hoang dưới Triều Nguyễn (SGK trang 57)
- Chỉ ra được kết quả của công cuộc khai hoang dưới Triều Nguyễn và câu chuyện về Nguyễn Công Trứ và nêu đóng góp của ôn
Lời giải chi tiết:
- Kết quả của công cuộc khai hoang dưới Triều Nguyễn
+ Góp phần mở rộng diện tích canh tác,
+ Ổn định xã hội
+ Thúc đẩy nông nghiệp phát triển
- Nguyễn Công Trứ và nêu đóng góp của ông
+ Đầu thế kỉ XIX, nhiều nông dân không có ruộng đất cày cấy, bỏ làng đi phiêu tán và nổi dậy chống triều đình. Trong tình hình đó, Nguyễn Công Trứ đã tâu lên vua để cho khai hoang yên nghiệp dân nghèo, nhà vua đồng ý và cử ông làm Doanh điền sứ chuyên coi việc khai phá đất hoang. Ông đã chiêu tập người dân khai hoang lấn biển ở vùng duyên hải Bắc Bộ, mở rộng diện tích đất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển
Khám phá 3
Đọc thông tin, em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trường Tộ đối với lịch sử dân tộc.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1c. Những đề nghị canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX (SGK trang 58)
- Chỉ ra được những đóng góp của Nguyễn Trường Tộ đối với lịch sử dân tộc
Lời giải chi tiết:
- Là đại diện tiêu biểu cho trào lưu cách tân đất nước cuối thế kỉ XIX
- Trình lên vua nhiều bản điều trần, mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh
- Đề nghị mở rộng quan hệ với nước ngoài, mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng,…
Khám phá 4
Đọc thông tin, em hãy:
- Cho biết những nét chính về phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX
- Kể câu chuyện về Phan Đình Phùng và cuộc khởi nghĩa Hương Khê
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2. Phong trào Cần vương chống Pháp (SGK trang 59)
- Chỉ ra những nét chính về phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX và câu chuyện về Phan Đình Phùng và cuộc khởi nghĩa Hương Khê
Lời giải chi tiết:
- Những số nét chính về phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX
+ Năm 1884, Triều đình Nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam
+ Một bộ phận quan lại thuộc phái chủ chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi mong muốn khôi phục độc lập dân tộc
+ Năm 1885, Tôn Thất Thuyết ban bố dụ Cần vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng giúp vua cứu nước, phong trào bùng nổ và phát triển mạnh mẽ
- Câu chuyện về về Phan Đình Phùng và cuộc khởi nghĩa Hương Khê
+ Cuối thế kỉ XIX, Phan Đình Phùng đã đứng ra chiêu tập lực lượng chống Pháp dưới lời kêu gọi cứu nước của vua Hàm Nghi. Khởi nghĩa đã xây dựng căn cứ tại Hương Khê, các anh hùng, hào kiệt đã tự nguyện liên kết lực lượng dưới quyền chỉ huy của ông. Cuộc khởi nghĩa đã kéo dài hơn 10 năm, gây thiệt hại cho quân Pháp. Cuối năm 1895, Phan Đình Phùng hi sinh trong một trận chiến đấu, cuộc khởi nghĩa suy yếu dần rồi tan rã
Luyện tập 1
Vẽ sơ đồ tư duy những nét chính về lịch sử Việt Nam dưới Triều Nguyễn.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1. Triều Nguyễn và công cuộc xây dựng đất nước (SGK trang 56)
- Chỉ ra được những nét chính về lịch sử Việt Nam dưới Triều Nguyễn
Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2
Kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử dưới thời nhà Nguyễn mà em sưu tầm được. Câu chuyện đó giúp em biết được thông tin gì về lịch sử Việt Nam thời nhà Nguyễn?
Phương pháp giải:
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được những gì em rút ra được từ câu chuyện
Lời giải chi tiết:
- Minh Mạng (1791 - 1840) là vị vua thứ hai của triều đại nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Toàn, sau đổi thành Nguyễn Phúc Châm, lên ngôi năm 1820, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Minh Mạng là một vị vua anh minh, có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của triều đại nhà Nguyễn. Dưới sự trị vì của ông, Việt Nam đã trở thành một quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng.
- Câu chuyện về Minh Mạng giúp em hiểu rõ hơn về sự phát triển của triều đại nhà Nguyễn trong thời kỳ đầu. Em biết được những đóng góp to lớn của Minh Mạng trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật và đối ngoại.
Vận dụng
Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh và giới thiệu về một di sản văn hoá của Triều Nguyễn
Phương pháp giải:
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chia sẻ những kiến thức em đã sưu tầm được
Lời giải chi tiết:
- Đại Nội Huế là quần thể di tích cố đô Huế, tọa lạc tại phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại nhà Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1945. Đại Nội Huế được xem là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu nhất của Việt Nam và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.
- Bài 14: Cách mạng tháng Tám năm 1945 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 15: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 16: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 17: Đất nước đổi mới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 12: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 28: Ôn tập - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 27: Xây dựng thế giới hòa bình - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 26: Xây dựng thế giới xanh- sạch- đẹp - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 25: Văn minh Hy Lạp - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 24: Văn minh Ai Cập - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 28: Ôn tập - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 27: Xây dựng thế giới hòa bình - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 26: Xây dựng thế giới xanh- sạch- đẹp - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 25: Văn minh Hy Lạp - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 24: Văn minh Ai Cập - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức