Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông- Nguyên xâm lược - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức>
Trong tác phẩm Lịch sử nước ta (năm 1942), Bác Hồ viết: Nhà Trần thống trị giang san Trị yên trong nước, đánh tan giặc ngoài ... Đời Trần văn giỏi võ nhiều, Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh. Theo em, các câu thơ trên nói đến những đóng góp nào của Triều Trần đối với lịch sử dân tộc?
Khởi động
Trong tác phẩm Lịch sử nước ta (năm 1942), Bác Hồ viết:
Nhà Trần thống trị giang san
Trị yên trong nước, đánh tan giặc ngoài
... Đời Trần văn giỏi võ nhiều,
Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh.
Theo em, các câu thơ trên nói đến những đóng góp nào của Triều Trần đối với lịch sử dân tộc?
Phương pháp giải:
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chia sẻ cho bạn bè biết về những đóng góp nào của Triều Trần đối với lịch sử dân tộc
Lời giải chi tiết:
- Những câu thơ trong tác phẩm Lịch sử nước đang nói đến những đóng góp về mặt xây dựng đất nước phát triển cũng như đánh bại kẻ thù xâm lược của Triều Trần, từ đó đem đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.
Khám phá 1
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy:
- Nêu những nét chính về tình hình đất nước dưới thời Trần.
- Kể về một nhân vật lịch sử của Triều Trần và đóng góp của nhân vật đó đối với lịch sử dân tộc.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1. Triều Trần và công cuộc xây dựng đất nước (SGK trang 44)
- Chỉ ra được những nét chính về tình hình đất nước dưới thời Trần
Lời giải chi tiết:
- Những nét chính về tình hình đất nước dưới thời Trần:
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ
+ Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ, nhiều tướng giỏi đã có công lớn trong kháng chiến chống ngoại xâm
+ Giáo dục, khoa cử được chú trọng, trường học được mở ở nhiều địa phương, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước
- Câu chuyện về một nhân vật lịch sử của Triều Trần là Chu Văn An:
+ Chu Văn An là người có tính cương trực, học vấn tinh thông, ông được mời ra làm quan nhưng từ chối để về quê mở trường học. Học trò của ông đỗ đạt cao, có công giúp nước. Nhờ đó, Chu Văn An được mời làm người đứng đầu Quốc Tử Giám, trực tiếp dạy học cho các hoàng tử. Dưới thời vua Trần Dụ Tông, Chu Văn An đã dâng sớ đòi chém 7 viên quan nịnh thần nhưng vua không nghe, ông liền từ quan và về Hải Dương dạy học, viết sách
+ Đóng góp của Chu Văn An đối với lịch sử dân tộc: đóng góp to lớn với sự nghiệp giáo dục nước nhà suốt theo chiều dài lịch sử
Khám phá 2
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3 đến 5, em hãy:
- Kể tóm tắt về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
- Kể câu chuyện về một nhân vật có đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (SGK trang 47)
- Chỉ ra câu chuyện về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 và một nhân vật có đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
Lời giải chi tiết:
- Qua thông tin đọc được, em có thể tóm tắt về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 như sau:
+ Năm 1287 – 1288, vua Nguyên tiếp tục cho quân xâm lược nước ta, dù chiếm được Thăng Long nhưng vẫn phải rút quân về nước theo đường thuỷ, bộ
+ Nhân cơ hội đó, nhà Trần đã bố trí trận địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng để chặn giặc
+ Khi đoàn thuyền giặc rút gần đến cửa sông thì bất ngờ bị tấn công buộc phải rút lui theo đường dẫn ra bãi cọc, quân nhà Trần giả thua bỏ chạy để giặc đuổi theo lọt vào trận địa mai phục của ta
+ Thuyền giặc vướng vào cọc bị vỡ, đắm rất nhiều, quân Trần giành thắng lợi
- Câu chuyện về Trần Quốc Toản có đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:
+ Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau khi đánh thắng giặc Nguyên lần thứ nhất, nhà vua mở hội nghị Bình Than để bàn kế sách. Biết tin, Trần Quốc Toản đến xin dự, dù còn nhỏ tuổi nhưng có chí khí, vua đã khen và thưởng cho quả cam. Tuy nhiên Trần Quốc Toản đã vô ý bóp quả cam trong tay vì căm giận quân giặc mà lại không được dự họp. Sau đó, Trần Quốc Toản tập hợp mọi người luyện tập, rèn vũ khí, tham gia nhiều trận đánh lớn và hy sinh khi mới 18 tuổi
Luyện tập 1
Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về một số nét chính của lịch sử Việt Nam dưới Triều Trần.
Lĩnh vực |
Nét chính |
Nhân vật |
Chính trị |
- Thực hiện chế độ Thái Thượng hoàng - …… |
- Trần Nhân Tông |
Quân đội |
? |
? |
Giáo dục, khoa cử |
? |
? |
Kháng chiến |
? |
? |
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1. Triều Trần và công cuộc xây dựng đất nước (SGK trang 44)
- Chỉ ra được một số nét chính của lịch sử Việt Nam dưới Triều Trần.
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực |
Nét chính |
Nhân vật |
Chính trị |
- Thực hiện chế độ Thái Thượng hoàng - Bộ máy nhà nước tổ chức chặt chẽ |
- Trần Nhân Tông |
Quân đội |
- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ - Nhiều tướng giỏi đã có công lớn trong kháng chiến chống ngoại xâm |
- Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư,.. |
Giáo dục, khoa cử |
- Giáo dục, khoa cử được chú trọng - Trường học được mở ở nhiều địa phương, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước - Tổ chức kì thi Thái học sinh, đặt danh hiệu “Tam khôi” tôn vinh 3 người xuất sắc nhất |
- Chu Văn An, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi,... |
Kháng chiến |
- Đánh bại quân Mông – Nguyên bằng nhiều chiến thắng quan trọng |
- Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản |
Luyện tập 2
Giới thiệu về một nhân vật thời Trần và đóng góp của nhân vật đó đối với lịch sử dân tộc thông qua tư liệu mà em sưu tầm được
Phương pháp giải:
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được nhân vật thời Trần và đóng góp của nhân vật đó đối với lịch sử dân tộc
Lời giải chi tiết:
- Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là một vị tướng tài ba và anh hùng dân tộc lỗi lạc của Việt Nam thời nhà Trần. Ông nổi tiếng với những chiến công vang dội trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược (1258, 1285 và 1288).
- Trần Quốc Tuấn là một trong những vị anh hùng dân tộc lỗi lạc nhất của Việt Nam. Ông đã có công lao to lớn trong việc ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Ông là nhà quân sự tài ba với nhiều chiến lược, chiến thuật sáng tạo. Nhờ tài năng của ông, quân dân ta đã giành được những chiến thắng vang dội trước kẻ thù hùng mạnh.
- Ông là nhà lãnh đạo tài tình, được quân sĩ tin yêu và kính trọng. Nhờ uy tín và sức ảnh hưởng của ông, quân dân ta đã đoàn kết một lòng, chiến đấu dũng cảm để bảo vệ quê hương đất nước.
Vận dụng
Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu viết,... về một di tích lịch sử liên quan đến Triều Trần còn lại đến ngày nay và chia sẻ với các bạn.
Phương pháp giải:
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được tranh ảnh, tư liệu viết,... về một di tích lịch sử liên quan đến Triều Trần mà đến nay còn được giữ lại
Lời giải chi tiết:
- Khu di tích và danh thắng Cổ Loa tọa lạc tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 17 km về phía Bắc. Đây là một di tích lịch sử quan trọng, là kinh đô đầu tiên của Việt Nam, được xây dựng từ thế kỷ thứ VII trước Công nguyên và gắn liền với tên tuổi của vua An Dương Vương.
- Cổ Loa còn là một di tích văn hóa độc đáo, với nhiều giá trị về kiến trúc, nghệ thuật và tín ngưỡng. Nơi đây lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: thành ốc Loa, giếng nước thần, đền An Dương Vương, đền Mẫu,...
- Cổ Loa là một điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Nơi đây là nơi lý tưởng để du khách tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam.
- Bài 11: Ôn tập - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 12: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 13: Triều Nguyễn - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 14: Cách mạng tháng Tám năm 1945 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 15: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 28: Ôn tập - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 27: Xây dựng thế giới hòa bình - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 26: Xây dựng thế giới xanh- sạch- đẹp - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 25: Văn minh Hy Lạp - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 24: Văn minh Ai Cập - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 28: Ôn tập - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 27: Xây dựng thế giới hòa bình - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 26: Xây dựng thế giới xanh- sạch- đẹp - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 25: Văn minh Hy Lạp - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức
- Bài 24: Văn minh Ai Cập - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức