Lý thuyết Văn lớp 8 Lý thuyết Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một ..

Yêu cầu và hướng dẫn viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do


Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do là gì? Yêu cầu và hướng dẫn viết đoạ̣n văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ? Yêu cầu và hướng dẫn viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do?

1. YÊU CẦU KHI VIẾT ĐOẠ̣N VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TỰ DO

- Giới thiệu được bài thơ, tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ

- Nêu được cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật; nêu được tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, tạo nên nét độc đáo của bài thơ

- Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ

- Cấu trúc gồm ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề)

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

2. HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠ̣N VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TỰ DO

TRƯỚC KHI VIẾT

a. Lựa chọn bài thơ: chọn một bài thơ mà em yêu thích và phù hợp với lứa tuổi, với khả năng cảm nhận của em.

b. Tìm ý:

- Đọc bài thơ nhiều lần để cảm nhận âm điệu, mạch cảm xúc của nó

- Ghi lại cảm nghĩ của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Thể thơ, vần, nhịp

+ Yếu tố miêu tả, hình ảnh nổi bật, từ ngữ đặc sắc, biện pháp tu từ,…

+ Nội dung cảm xúc, thông điệp của bài thơ

- Xác định cảm nghĩ chung về bài thơ (sử dụng những từ ngữ diễn tả cảm xúc như xúc động, tự hào, biết ơn,…)

c. Lập dàn ý

- Mở đoạn: giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ

- Thân đoạn:

+ Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật

+ Nêu tác dụng của thể thơ

VIẾT BÀI

- Sắp xếp bố cục của đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ tự do cũng tương tự như đoạn văn nói chung (Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn). Mỗi phần trong đoạn văn cần liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung: giới thiệu được bài thơ và trình bày được cảm nghĩ về phương diện nội dung, nghệ thuật, khái quát được những điều đã trình bày. Chú ý sử dụng các phương tiện liên kết hình thức phù hợp để thể hiện được mối quan hệ về nội dung.

– Lựa chọn từ ngữ và các kiểu câu phù hợp để biểu đạt được đúng cảm nghĩ về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

– Trình bày đúng quy định về hình thức đối với đoạn văn: Các câu được viết liên tục (không xuống dòng), câu đầu tiên viết lùi đầu dòng.

CHỈNH SỬA BÀI VIẾT

Hãy chỉnh sửa bài viết theo những yêu cầu sau:

– Kiểm tra xem đoạn văn đã giới thiệu được bài thơ, tác giả và nêu được cảm nghĩ chung về bài thơ chưa. Nếu chưa thì cần bổ sung.

– Xác định những từ ngữ biểu đạt cảm nghĩ về những nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật, về tác dụng của thể thơ tự do. Bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu thiếu hoặc chưa phù hợp.

– Nếu những câu văn cuối đoạn chưa khái quát được cảm nghĩ chung về bài thơ thì cần bổ sung.

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí