Trăng ơi…từ đâu đến? trang 86 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều>
Em biết những gì về bầu trời và các hiện tượng tự nhiên?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Chia sẻ
Trả lời câu hỏi Chia sẻ trang 86 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Em biết những gì về bầu trời và các hiện tượng tự nhiên?
Phương pháp giải:
Em có thể tham khảo trên sách, báo, internet
Lời giải chi tiết:
- Mặt Trời là trung tâm của hệ mặt trời
- Mặt Trăng là hành tinh nhân tạo lớn nhất và duy nhất quay quanh Trái Đất.
- Về ngôi sao, có nhiều loại ngôi sao khác nhau trên bầu trời đêm. Ngôi sao cũng là nguồn năng lượng quan trọng cho sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp.
- Mưa, nắng, và cầu vồng là những hiện tượng tự nhiên phổ biến mà chúng ta thường xuyên gặp.
+ Mưa là sự rơi xuống của nước từ khí quyển về mặt đất. Nước này thường đến từ sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí thành các giọt nước lớn hơn.
+ Nắng là nguồn ánh sáng và năng lượng từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất.
+ Cầu vồng là hiện tượng quang học xảy ra khi ánh sáng mặt trời đi qua giọt nước trong không khí, tạo ra một dãy màu sắc rực rỡ.
Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc trang 87 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Trăng ơi…từ đâu đến?
Trăng ơi…từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
Trăng ơi... từ đầu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
Trăng ơi... từ đầu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!
Trăng ơi... từ đầu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em.
TRẦN ĐĂNG KHOA
Câu hỏi được lặp lại ở mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi được lặp lại ở mỗi khổ thơ nói lên sự thắc mắc của bạn nhỏ về sự xuất hiện của trăng
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc trang 87 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Nêu cảm nghĩ của em về một hình ảnh so sánh đẹp trong ba khổ thơ đầu.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Ở 3 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với quả hồng chín, mắt cá, quả bóng. Những hình ảnh so sánh đó làm sinh động hơn về trăng và giúp người đọc cảm thấy hình ảnh trăng gần gũi hơn.
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc trang 87 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Ở ba khổ thơ cuối, vầng trăng gợi cho tác giả liên tưởng đến những gì, những ai?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Ở 3 khổ thơ cuối, vầng trăng gợi lên cho tác giả liên tưởng đến chú Cuội trong chuyện cổ tích, chú bộ đội đang hành quân.
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc trang 87 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả với thiên nhiên và quê hương, đất nước như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha và niềm tự hào về quê hương đất nước Việt Nam của tác giả.
Bài đọc 5
Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc trang 87 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Vầng trăng gợi cho em nhớ đến kỉ niệm nào? Hãy kể lại kỉ niệm đó.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Vầng trăng gợi cho em nhớ đến ngày tết Trung thu, được cùng bố mẹ chuẩn bị mâm cỗ và được cùng các bạn nhỏ trong xóm làm đèn lồng và cùng nhau rước đèn dưới trăng.
- Đọc sách báo về bầu trời và việc khám phá, chinh phục bầu trời trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
- Trả bài viết kể chuyện sáng tạo trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
- Trao đổi: Chinh phục bầu trời trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
- Vinh danh nước Việt trang 89 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
- Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục