Trắc nghiệm Vợ nhặt - Phân tích Văn 11 Kết nối tri thức
Đề bài
Nạn đói ở Việt Nam sảy ra đỉnh điểm vào thời gian nào?
-
A.
Tháng 1 năm 1945
-
B.
Tháng 3 năm 1945
-
C.
Tháng 1 năm 1946
-
D.
Tháng 3 năm 1946
Khung cảnh ngày đói được gợi ra qua những hình ảnh nào?
-
A.
xóm ngụ cư, buổi chiều muộn, mấy đứa trẻ con trong xóm
-
B.
xóm ngụ cư, buổi chiều muộn, các xó tường
-
C.
xóm ngụ cư, buổi chiều muộn, mấy đứa trẻ con trong xóm, các xó tường
-
D.
xóm ngụ cư, buổi chiều muộn
Tâm trạng của Tràng được bộc lộ qua những biểu hiện nào?
-
A.
người hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt
-
B.
mặt phớn phởn khác thường, tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh
-
C.
mặt phớn phởn khác thường, tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh, nghiêm mặt
-
D.
mặt phớn phởn khác thường, tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh, nghiêm mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng với đám trẻ con.
Người dân trong xóm có cảm xúc gì khi thấy Tràng dẫn một người phụ nữ lạ về nhà?
-
A.
Họ bỗng rạng rỡ, tươi tắn hẳn lên như có ý muốn chúc mừng Tràng vì có vợ.
-
B.
Họ thở dài, nghi hoặc
-
C.
Họ bỗng rạng rỡ, tươi tắn hẳn lên như có ý muốn chúc mừng Tràng vì có vợ. Nhưng cũng có người thở dài, nghi hoặc.
-
D.
Họ không quan tâm
Chi tiết nào thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Tràng khi về đến nhà?
-
A.
xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên
-
B.
thu dọn những niêu bát, xống áo
-
C.
tủm tỉm cười một mình
-
D.
tất cả các đáp án trên
Ngôn ngữ của người vợ nhặt trước khi theo Tràng về nhà là?
-
A.
Cẩn trọng
-
B.
Cong cớn, xưng xỉa
-
C.
Dịu dàng, nhẹ nhàng
-
D.
Lịch sự, giữ khoảng cách
Việc Tràng chấp nhận hành động “theo về” của một người phụ nữ xa lạ thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?
-
A.
Một người vô tư
-
B.
Một người tính toán
-
C.
Một người cẩn trọng, có cân nhắc kĩ càng
-
D.
Đáp án khác
Khi nhìn thấy người phụ nữ lạ trong nhà, bà cụ Tứ có tâm trạng như thế nào?
-
A.
Vui mừng
-
B.
Nhạc nhiên
-
C.
Tức giận
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua lời nói như thế nào?
-
A.
“Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”
-
B.
“Vợ chồng chúng mày liệu bảo nhau mà làm ăn”
-
C.
“Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống cho đỡ mỏi chân”
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào?
-
A.
Nhân vật Thị
-
B.
Nhân vật Tràng
-
C.
Nhân vật bà cụ Tứ
-
D.
Tác giả
Bà cụ Tứ có tâm trạng thế nào trong buổi sáng của ngày đầu tiên sau khi có con dâu mới?
-
A.
thấy nhẹ nhõm, tươi tỉnh lên hẳn
-
B.
bà xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa
-
C.
thấy yêu đời hơn
-
D.
A và B đúng
Người vợ nhặt có thay đổi như thế nào trong buổi sáng của ngày đầu tiên khi về nhà Tràng làm dâu?
-
A.
thấy nhẹ nhõm, tươi tỉnh hơn hẳn
-
B.
vẫn đanh đá, chua chát
-
C.
trở thành người đàn bà hiền hậu đúng mực
-
D.
A và C đúng
Nhân vật Tràng có sự thay đổi tâm trạng như thế nào trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ?
-
A.
Bắt đầu có những dự tính cho tương lai
-
B.
Thấy cảm động với những cảnh tượng quen thuộc
-
C.
Cảm nhận những thanh âm quen thuộc xung quanh thay đổi mới mẻ, khác lạ
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Vai trò của chi tiết nồi chè khoán là gì?
-
A.
Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít gây nên nạn đói
-
B.
Nói lên tình cảnh thảm hại của người dân nghèo khổ
-
C.
Thể hiện tấm lòng đôn hậu của người mẹ
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Hình ảnh “lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí của Tràng có ý nghĩa gì?
-
A.
Hình ảnh tượng trưng cho niềm tin, niềm hy vọng về tương lai tươi sáng
-
B.
Là suy nghĩ bất chợt, không mang ý nghĩa
-
C.
Thể hiện niềm vui của Tràng
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Ý nghĩa của tình huống truyện là gì?
-
A.
Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đẩy con người vào hoàn cảnh khổ đau
-
B.
Tạo kết cấu chặt chẽ cho tác phẩm, là cơ sở cho các sự việc diễn ra sau đó
-
C.
Làm nổi bật nên mong muốn được sống, được hạnh phúc
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Chủ đề của tác phẩm là?
-
A.
Hoàn cảnh khốn khổ của những người nông dân xưa trong nạn đói 1945
-
B.
Mong muốn vượt lên số phận, vượt qua nạn đói, kiếm tìm hạnh phúc cho bản thân.
-
C.
Hoàn cảnh khốn khổ của những người nông dân xưa trong nạn đói 1945 và mong muốn vượt lên số phận, vượt qua nạn đói, kiếm tìm hạnh phúc cho bản thân.
-
D.
Số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Ý nào sau đây đúng khi nói về giá trị tư tưởng của tác phẩm?
-
A.
Phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ, thê thảm của nông thôn Việt Nam trong nạn đói 1945.
-
B.
Phát hiện và phản ánh khát vọng của con người.
-
C.
Tố cáo tội ác của bọn đế quốc, thực dân đã đẩy những người dân Việt Nam vào cùng đường bí lối.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Lời giải và đáp án
Nạn đói ở Việt Nam sảy ra đỉnh điểm vào thời gian nào?
-
A.
Tháng 1 năm 1945
-
B.
Tháng 3 năm 1945
-
C.
Tháng 1 năm 1946
-
D.
Tháng 3 năm 1946
Đáp án : B
Dựa vào tìm hiểu của bản thân
Đỉnh điểm của nạn đói là tháng 3-1945, từ lúc phải ăn rau dại, củ chuối, vỏ cây, bán dần tài sản trong gia đình để mua lương thực cầm hơi đến lúc không còn gì để bán và không thể mua, rất nhiều người đã ngồi chờ chết. Dân chúng bỏ làng lũ lượt kéo nhau đi mà không biết đi đâu, kiếm được gì, xin được gì ăn nấy.
Khung cảnh ngày đói được gợi ra qua những hình ảnh nào?
-
A.
xóm ngụ cư, buổi chiều muộn, mấy đứa trẻ con trong xóm
-
B.
xóm ngụ cư, buổi chiều muộn, các xó tường
-
C.
xóm ngụ cư, buổi chiều muộn, mấy đứa trẻ con trong xóm, các xó tường
-
D.
xóm ngụ cư, buổi chiều muộn
Đáp án : C
Chú ý đoạn văn mở đầu tác phẩm
Khung cảnh ngày đói được gợi ra qua:
Hình ảnh: xóm ngụ cư, buổi chiều muộn, mấy đứa trẻ con trong xóm, các xó tường
Tâm trạng của Tràng được bộc lộ qua những biểu hiện nào?
-
A.
người hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt
-
B.
mặt phớn phởn khác thường, tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh
-
C.
mặt phớn phởn khác thường, tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh, nghiêm mặt
-
D.
mặt phớn phởn khác thường, tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh, nghiêm mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng với đám trẻ con.
Đáp án : D
Chú ý đoạn văn thứ hai
Tâm trạng của Tràng được bộc lộ qua những biểu hiện:
- Tràng: mặt phớn phởn khác thường, tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh; Tràng nghiêm mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng với đám trẻ con.
Người dân trong xóm có cảm xúc gì khi thấy Tràng dẫn một người phụ nữ lạ về nhà?
-
A.
Họ bỗng rạng rỡ, tươi tắn hẳn lên như có ý muốn chúc mừng Tràng vì có vợ.
-
B.
Họ thở dài, nghi hoặc
-
C.
Họ bỗng rạng rỡ, tươi tắn hẳn lên như có ý muốn chúc mừng Tràng vì có vợ. Nhưng cũng có người thở dài, nghi hoặc.
-
D.
Họ không quan tâm
Đáp án : C
Đọc lại nội dung đoạn 4.
Người dân trong xóm phần nào hiểu được câu chuyện của vợ chồng Tràng. Họ bỗng rạng rỡ, tươi tắn hẳn lên như có ý muốn chúc mừng Tràng vì có vợ. Nhưng cũng có người thở dài, nghi hoặc.
Chi tiết nào thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Tràng khi về đến nhà?
-
A.
xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên
-
B.
thu dọn những niêu bát, xống áo
-
C.
tủm tỉm cười một mình
-
D.
tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc lại nội dung đoạn 5
- “Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo…”
- Hắn nghĩ bụng “Quái sao lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...”… tủm tỉm cười một mình…
Ngôn ngữ của người vợ nhặt trước khi theo Tràng về nhà là?
-
A.
Cẩn trọng
-
B.
Cong cớn, xưng xỉa
-
C.
Dịu dàng, nhẹ nhàng
-
D.
Lịch sự, giữ khoảng cách
Đáp án : B
Xem lại nội dung đoạn từ “Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn… cùng đẩy xe bò về…”
Ngôn ngữ của người vợ nhặt trước khi theo Tràng về nhà là cong cớn, xưng xỉa
Việc Tràng chấp nhận hành động “theo về” của một người phụ nữ xa lạ thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?
-
A.
Một người vô tư
-
B.
Một người tính toán
-
C.
Một người cẩn trọng, có cân nhắc kĩ càng
-
D.
Đáp án khác
Đáp án : A
Đọc nội dung từ “Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn… cùng đẩy xe bò về...”
Việc Tràng chấp nhận hành động “theo về” của một người phụ nữ xa lạ thể hiện Tràng là một người vô tư, không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình. Hành động chấp nhận “theo về” của Tràng là bộc phát và xuất phát từ mong muốn của Tràng, không có sự xem xét, cân nhắc kỹ.
Khi nhìn thấy người phụ nữ lạ trong nhà, bà cụ Tứ có tâm trạng như thế nào?
-
A.
Vui mừng
-
B.
Nhạc nhiên
-
C.
Tức giận
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : B
Đọc nội dung đoạn từ “Bà lão phấp phỏng bước theo con… biết thế nào mà lo cho hết được?”
Tâm trạng của bà cụ Tứ: phấp phỏng theo con vào trong nhà; bà lão ngạc nhiên vì có người phụ nữ lạ trong nhà; bà lão không nhận ra người đàn bà là ai; bà nhìn con tỏ ý không hiểu, bà lão lập cập bước vào; bà lão nín lặng…
Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua lời nói như thế nào?
-
A.
“Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”
-
B.
“Vợ chồng chúng mày liệu bảo nhau mà làm ăn”
-
C.
“Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống cho đỡ mỏi chân”
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc nội dung đoạn từ “Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng nhẹ nhàng… cứ chảy xuống ròng ròng.”
Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua:
- Từ ngữ: “nhẹ nhàng”, “u cũng mừng lòng”, “từ tốn”, “vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn”, “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống cho đỡ mỏi chân”, …
Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào?
-
A.
Nhân vật Thị
-
B.
Nhân vật Tràng
-
C.
Nhân vật bà cụ Tứ
-
D.
Tác giả
Đáp án : B
Đọc nội dung đoạn từ “Sáng hôm sau, mặt trời lên… tu sửa lại căn nhà.”
Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật Tràng.
Bà cụ Tứ có tâm trạng thế nào trong buổi sáng của ngày đầu tiên sau khi có con dâu mới?
-
A.
thấy nhẹ nhõm, tươi tỉnh lên hẳn
-
B.
bà xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa
-
C.
thấy yêu đời hơn
-
D.
A và B đúng
Đáp án : D
Đọc nội dung đoạn từ “Bà cụ Tứ chợt thấy con… khấm khá hơn.”
Bà cụ Tứ: thấy nhẹ nhõm, tươi tỉnh lên hẳn, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên; bà xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa.
Người vợ nhặt có thay đổi như thế nào trong buổi sáng của ngày đầu tiên khi về nhà Tràng làm dâu?
-
A.
thấy nhẹ nhõm, tươi tỉnh hơn hẳn
-
B.
vẫn đanh đá, chua chát
-
C.
trở thành người đàn bà hiền hậu đúng mực
-
D.
A và C đúng
Đáp án : C
Đọc nội dung đoạn từ “Bà cụ Tứ chợt thấy con… khấm khá hơn.”
Người “vợ nhặt”: trở thành người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh.
Nhân vật Tràng có sự thay đổi tâm trạng như thế nào trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ?
-
A.
Bắt đầu có những dự tính cho tương lai
-
B.
Thấy cảm động với những cảnh tượng quen thuộc
-
C.
Cảm nhận những thanh âm quen thuộc xung quanh thay đổi mới mẻ, khác lạ
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc đoạn từ “Sáng hôm sau… tu sửa lại căn nhà”
Nhân vật Tràng có sự thay đổi tâm trạng trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ:
+ Cảm thấy người êm ái lửng lơ như vừa trong giấc mơ đi ra
+ Thấy cảm động với những cảnh tượng quen thuộc
+ Cảm nhận những thanh âm quen thuộc xung quanh thay đổi mới mẻ, khác lạ
+ Bắt đầu có những dự tính cho tương lai
Vai trò của chi tiết nồi chè khoán là gì?
-
A.
Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít gây nên nạn đói
-
B.
Nói lên tình cảnh thảm hại của người dân nghèo khổ
-
C.
Thể hiện tấm lòng đôn hậu của người mẹ
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc nội dung đoạn từ “Bữa cơm ngày đói… tâm trí mọi người.”
Vai trò của chi tiết nồi chè khoán:
- Nói lên tình cảnh thảm hại của người dân nghèo khổ
- Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít gây nên nạn đói
- Thể hiện tấm lòng đôn hậu của người mẹ.
Hình ảnh “lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí của Tràng có ý nghĩa gì?
-
A.
Hình ảnh tượng trưng cho niềm tin, niềm hy vọng về tương lai tươi sáng
-
B.
Là suy nghĩ bất chợt, không mang ý nghĩa
-
C.
Thể hiện niềm vui của Tràng
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : A
Xem nội dung đoạn cuối.
Hình ảnh “lá cờ đỏ” như một dấu hiệu cho sự hiện diện của Cách mạng, của Đảng đang đến gần với người dân, cứu vớt họ khỏi cuộc sống nghèo đói, khổ đau. Lá cờ đỏ cũng chính là niềm hy vọng, niềm tin vào một tương lai tươi sáng sẽ đến với cuộc sống của gia đình Tràng, của nhiều gia đình khác vào thời điểm khó khăn lúc bấy giờ.
Ý nghĩa của tình huống truyện là gì?
-
A.
Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đẩy con người vào hoàn cảnh khổ đau
-
B.
Tạo kết cấu chặt chẽ cho tác phẩm, là cơ sở cho các sự việc diễn ra sau đó
-
C.
Làm nổi bật nên mong muốn được sống, được hạnh phúc
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc kĩ tác phẩm
- Tình huống truyện: Tràng là một anh chàng sống ở xóm ngụ cư, xấu xí, nghèo nàn vậy mà có thể dễ dàng “nhặt” được vợ một cách tình cờ chỉ bằng mấy câu hát vu vơ, mấy lời bâng đùa và vài bát bánh đúc.
- Ý nghĩa của tình huống truyện: tạo kết cấu chặt chẽ cho tác phẩm, là cơ sở cho các sự việc diễn ra sau đó; tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đẩy con người vào hoàn cảnh khổ đau; thể hiện tình yêu thương giữa con người với nhau giữa những người nghèo khổ, qua đó làm nổi bật nên mong muốn được sống, được hạnh phúc của những người bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng.
Chủ đề của tác phẩm là?
-
A.
Hoàn cảnh khốn khổ của những người nông dân xưa trong nạn đói 1945
-
B.
Mong muốn vượt lên số phận, vượt qua nạn đói, kiếm tìm hạnh phúc cho bản thân.
-
C.
Hoàn cảnh khốn khổ của những người nông dân xưa trong nạn đói 1945 và mong muốn vượt lên số phận, vượt qua nạn đói, kiếm tìm hạnh phúc cho bản thân.
-
D.
Số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Đáp án : C
Đọc kỹ nội dung tác phẩm
Chủ đề của tác phẩm: Hoàn cảnh khốn khổ của những người nông dân xưa trong nạn đói 1945 và mong muốn vượt lên số phận, vượt qua nạn đói, kiếm tìm hạnh phúc cho bản thân.
Ý nào sau đây đúng khi nói về giá trị tư tưởng của tác phẩm?
-
A.
Phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ, thê thảm của nông thôn Việt Nam trong nạn đói 1945.
-
B.
Phát hiện và phản ánh khát vọng của con người.
-
C.
Tố cáo tội ác của bọn đế quốc, thực dân đã đẩy những người dân Việt Nam vào cùng đường bí lối.
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc kỹ nội dung tác phẩm và rút ra giá trị tư tưởng của tác phẩm
* Giá trị tư tưởng:
- Giá trị hiện thực:
+ Phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ, thê thảm của nông thôn Việt Nam trong nạn đói 1945.
+ Trong cái đói khổ, con người vẫn không ngừng đấu tranh, giành giật sự sống từ tay thần chết với niềm tin vào tương lai tươi sáng.
+ Tố cáo tội ác của bọn đế quốc, thực dân đã đẩy những người dân Việt Nam vào cùng đường bí lối.
- Giá trị nhân đạo:
+ Phát hiện và phản ánh khát vọng của con người. Cho dù họ bị đẩy vào hoàn cảnh khổ đau, cái chết cận kề, con người vẫn luôn bộc lộ những giá trị phẩm chất, đạo đức truyền thống vốn có của mình, khát khao hạnh phúc gia đình, tin tưởng vào tương lai cách mạng.
+ Tình cảm giữa người với người luôn được đề cao trong tác phẩm. Đó là tình cảm của bà cụ Tứ dành cho con trai, con dâu – điển hình của tình mẫu tử Việt Nam…
Luyện tập và củng cố kiến thức Vài nét về tác giả Nam Cao Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về Chí Phèo Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích chi tiết Chí Phèo Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Vài nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích chi tiết Cải ơi Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về Vợ nhặt Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Vài nét về tác giả Kim Lân Văn 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Tác phẩm Cộng đồng và cá thể Văn 11 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Văn 11 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tác giả Nguyễn Đình Chiểu Văn 11 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng Văn 11 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tác giả Nguyễn Công Trứ Văn 11 Kết nối tri thức