Trắc nghiệm bài Thần Trụ Trời - Phân tích Văn 10 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Yếu tố về không gian, thời gian trong truyện có gì đặc biệt?
-
A.
Không gian, thời gian cụ thể, chi tiết.
-
B.
Không gian, thời gian phiếm chỉ.
-
C.
Không gian, thời gian cụ thể nhưng khó xác định.
-
D.
Không có thời gian, không gian.
Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại?
-
A.
Không gian, thời gian.
-
B.
Cốt truyện.
-
C.
Nhân vật.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Thần Trụ Trời có điểm gì đặc biệt?
-
A.
Là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ.
-
B.
Là nhân vật được lấy cảm hứng từ người thật.
-
C.
Là người đã có công tạo ra trời đất.
-
D.
A và C đúng.
Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian có đặc điểm gì?
-
A.
Giải thích bằng trực quan và tưởng tượng.
-
B.
Còn mang yếu tố hư cấu.
-
C.
Có nhiều bằng chứng xác thực.
-
D.
A và B đúng.
Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam?
-
A.
Sự tích trầu cau.
-
B.
Sự tích bánh chưng, bánh dày.
-
C.
Sự tích ông trời.
-
D.
Sự tích cái chổi.
Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?
-
A.
Trời đất phân đôi.
-
B.
Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.
-
C.
Chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
-
D.
Cả ba đáp án trên.
Cách kết thúc truyện có gì đặc biệt?
-
A.
Cách kết thúc truyền thống.
-
B.
Cách kết thúc bất ngờ.
-
C.
Cách kết thúc độc đáo.
-
D.
Cách kết thúc mở.
Lời giải và đáp án
Yếu tố về không gian, thời gian trong truyện có gì đặc biệt?
-
A.
Không gian, thời gian cụ thể, chi tiết.
-
B.
Không gian, thời gian phiếm chỉ.
-
C.
Không gian, thời gian cụ thể nhưng khó xác định.
-
D.
Không có thời gian, không gian.
Đáp án : B
- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.
- Tìm các chi tiết về không gian, thời gian trong truyện.
- Nhận xét về không gian, thời gian trong truyện.
- Yếu tố về không gian trong truyện: trời và đất.
- Yếu tố về thời gian trong truyện: “thuở ấy”
→ không gian và thời gian mang tính chất phiếm chỉ.
Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại?
-
A.
Không gian, thời gian.
-
B.
Cốt truyện.
-
C.
Nhân vật.
-
D.
Tất cả các đáp án trên.
Đáp án : D
- Đọc lại lý thuyết ở phần Tri thức Ngữ văn.
- Đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi.
Những dấu hiệu nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại bao gồm:
- Không gian: trời và đất → không gian vũ trụ, không thể hiện một địa điểm cụ thể.
- Thời gian: “thuở ấy” → thời gian mang tính chất cổ xưa, không rõ ràng.
- Cốt truyện: xoay quanh việc thần Trụ trời trong quá trình tạo lập nên trời và đất.
- Nhân vật: thần Trụ trời có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện nhiệm vụ của mình là sáng tạo ra thế giới.
Thần Trụ Trời có điểm gì đặc biệt?
-
A.
Là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ.
-
B.
Là nhân vật được lấy cảm hứng từ người thật.
-
C.
Là người đã có công tạo ra trời đất.
-
D.
A và C đúng.
Đáp án : D
- Đọc kĩ văn bản.
- Nhận xét về nhân vật Thần Trụ Trời.
Nhận xét về đặc điểm của nhân vật này: thần Trụ trời là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ và đã có công tạo ra trời, đất.
Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian có đặc điểm gì?
-
A.
Giải thích bằng trực quan và tưởng tượng.
-
B.
Còn mang yếu tố hư cấu.
-
C.
Có nhiều bằng chứng xác thực.
-
D.
A và B đúng.
Đáp án : D
- Tóm tắt quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian trong truyện.
- Nhận xét cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian.
Đây là cách giải thích về thế giới của những người xưa cổ bằng trực quan và tưởng tượng, chưa có đầy đủ căn cứ, chưa được xác minh về độ chính xác và còn mang yếu tố hư cấu.
Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam?
-
A.
Sự tích trầu cau.
-
B.
Sự tích bánh chưng, bánh dày.
-
C.
Sự tích ông trời.
-
D.
Sự tích cái chổi.
Đáp án : B
- Đọc lại câu văn “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong văn bản (đoạn văn 3, trang 13).
- Đưa ra sự so sánh để tìm ra truyền thuyết có nội dung tương tự câu văn.
Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.
Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?
-
A.
Trời đất phân đôi.
-
B.
Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.
-
C.
Chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
-
D.
Cả ba đáp án trên.
Đáp án : D
Đọc kĩ đoạn văn số 3
Sau khi có cột chống trời:
- Trời đất phân đôi.
- Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.
- Chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
Cách kết thúc truyện có gì đặc biệt?
-
A.
Cách kết thúc truyền thống.
-
B.
Cách kết thúc bất ngờ.
-
C.
Cách kết thúc độc đáo.
-
D.
Cách kết thúc mở.
Đáp án : C
Đọc kĩ phần kết thúc truyện.
Cách kết thúc truyện độc đáo khi kết thúc bằng một bài vè. Ở những câu vè phía trên, tác giả dân gian liệt kê tên các vị thần có công tiếp tục công việc đang còn dang dở và chốt lại bằng câu “Ông Trụ trời” như muốn khẳng định, tôn trọng, khắc ghi công lao của thần Trụ trời trong việc tạo ra trời đất.
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích Prô-mê-tê và loài người Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Vài nét về thần thoại Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm bài Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước - Phân tích Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm bài Hịch tướng sĩ - Phân tích Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm bài Hịch tướng sĩ - Tìm hiểu chung Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm bài Giang - Phân tích Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm bài Giang - Tìm hiểu chung Văn 10 Chân trời sáng tạo