Trắc nghiệm Bài 21. Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Sinh 11 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả

  • A.
    chậm lớn hoặc ngừng lớn,  trí tuệ kém
  • B.
    các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
  • C.
    người bé nhỏ hoặc khổng lồ
  • D.
    các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển
Câu 2 :

Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm của hoocmon động vật?

1. Những chất hóa học do tuyến nội tuyến tiết ra ngấm vào máu

2. Được sản xuất ở một nơi và gây tác dụng ở một nơi khác

3. Các loại hoocmon đều có bản chất protein

4. Có hoạt tính sinh học cao, và tác dụng đặc trưng cho loài

  • A.
    1
  • B.
    4
  • C.
    3
  • D.
    2
Câu 3 :

Khi nói về sự phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A.
    Quá trình phân chia tế bào sinh dưỡng làm tăng trưởng các bộ phận cơ quan của cơ thể
  • B.
    Quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh các cơ quan và cơ thể
  • C.
    Quá trình sinh sản, làm tăng số lượng các thể trong quá trình ngày càng nhiều
  • D.
    Giai đoạn cơ thể phát dục, có khả năng sinh sản
Câu 4 :

Khi trời rét, động vật biến nhiệt trưởng thành và phát triển chậm vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể

  • A.
    giảm dẫn tới hạn chế tiêu thụ năng lượng
  • B.
    mạnh hơn tạo nhiều năng lượng để chống rét
  • C.
    giảm, sinh sản tăng
  • D.
    tăng, sinh sản giảm
Câu 5 :

Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái chủ yếu xảy ra ở đối tượng nào sau đây?

  • A.
    Hầu hết các động vật không xương sống
  • B.
    Hầu hết các động vật có xương sống
  • C.
    Tất cả các loài động vật không xương sống và động vật có xương sống
  • D.
    Chân khớp, ruột khoang và giáp xác
Câu 6 :

Ở động vật đẻ trứng, sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi theo trật tự

  • A.
    Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi
  • B.
    Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan
  • C.
    Phôi → mô và các cơ quan → hợp tử
  • D.
    Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan
Câu 7 :

Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của

  • A.
    các hệ cơ quan trong cơ thể
  • B.
    cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
  • C.
    các mô trong cơ thể
  • D.
    các cơ quan trong cơ thể
Câu 8 :

Đối với gia súc, ở mùa có khí hậu lạnh thì sự sinh trưởng và phát triển chậm hơn mùa có khí hậu thích hợp. Nguyên nhân chủ yếu là vì:

  • A.
    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa, sinh sản giảm
  • B.
    Cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt
  • C.
    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng
  • D.
    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm, sinh sản tăng
Câu 9 :

Trong quá trình phát triển ở động vật, trong giai đoạn phát triển phôi có các giai đoạn kế tiếp nhau là:

  • A.
    Phân cắt trứng - Phôi vị - Phôi nang - Mầm cơ quan
  • B.
    Phân cắt trứng- Phôi nang- Phôi vị - Mầm cơ quan
  • C.
    Phân cắt trứng - Mầm cơ quan- Phôi vị- Phôi nang
  • D.
    Phân cắt trứng - Mầm cơ quan - Phôi nang - Phôi vị
Câu 10 :

Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

  • A.
    Ảnh hưởng của nhiệt độ chủ yếu thông qua ảnh hưởng đến hoạt tính enzim
  • B.
    Đối với vật nuôi khi nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt làm vật nuôi chậm lớn
  • C.
    Ở côn trùng nhiệt độ môi trường tăng lên (trong giới hạn sống của chúng) thì tuổi thọ bị rút ngắn lại
  • D.
    Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các quá trình sinh lí, sinh hóa trong cơ thể
Câu 11 :

Ở động vật, cảm ứng là:

  • A.
    Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển.
  • B.
    Các phản xạ không điều kiện giúp bảo vệ cơ thể.
  • C.
    Các phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường.
  • D.
    A và B đúng.
Câu 12 :

Ở động vật có các tổ chức thần kinh là: I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch; II. Hệ thần kinh dạng ống; III. Hệ thần kinh dạng lưới.

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:

  • A.
    III → I → II
  • B.
    II → I → III
  • C.
    III → II → I
  • D.
    I→ II → III.
Câu 13 :

Cơ quan nào dưới đây không được điều khiển bởi hệ thần kinh sinh dưỡng

  • A.
    Cơ quan sinh sản
  • B.
    Ruột non
  • C.
    Bắp tay
  • D.
    Dạ dày
Câu 14 :

Nội dung nào sau đây sai ?

  • A.
    Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật
  • B.
    Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
  • C.
    Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển
  • D.
    Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống
Câu 15 :

Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện?

  • A.
    Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững
  • B.
    Không di truyền được, mang tính cá thể
  • C.
    Có số lượng hạn chế
  • D.
    Thường do vỏ não điều khiển
Câu 16 :

Nhận định nào dưới đây là không đúng:

  • A.
    Càng cao trong bậc tiến hóa, cấu tạo của cơ thể càng phân hóa, tổ chức thần kinh càng hoàn thiện
  • B.
    Hệ thần kinh phát triển theo hướng từ chỗ không có hệ thần kinh đến HTK dạng lưới rồi đến HTK dạng chuỗi hạch và cuối cùng là HTK dạng ống.
  • C.
    Tổ chức thần kinh càng tiến hóa thì phản ứng của cơ thể ngày càng có tính định khu và ít tiêu tốn năng lượng
  • D.
    Ở động vật đã có hệ thần kinh, hiện tượng cảm ứng được thực hiện qua cơ chế phản xạ
Câu 17 :

Điều nào sau đây không đúng với sự tiến hóa của hệ thần kinh ?

  • A.
    Tiến hóa theo dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống
  • B.
    Tiến hóa theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ
  • C.
    Tiến hóa theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường
  • D.
    Tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng
Câu 18 :

Cơ thể động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh, nhưng đáp ứng không hoàn toàn chính xác bằng cách co rút toàn thân, xảy ra ở:

  • A.
    Giáp xác
  • B.
    Cá.
  • C.
    Ruột khoang
  • D.
    Thân mềm.
Câu 19 :

Động vật càng thích nghi với điều kiện môi trường do có?

  • A.
    Phản xạ có điều kiện càng tăng
  • B.
    Phản xạ không điều kiện càng tăng
  • C.
    Phản xạ càng tăng
  • D.
    Không liên quan đến phản xạ
Câu 20 :

Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc nào?

  • A.
    Phản xạ có điều kiện
  • B.
    Phản xạ không điều kiện
  • C.
    Phản xạ
  • D.
    Không theo nguyên tắc nào

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả

  • A.
    chậm lớn hoặc ngừng lớn,  trí tuệ kém
  • B.
    các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
  • C.
    người bé nhỏ hoặc khổng lồ
  • D.
    các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hormone sinh trưởng (GH) có tác dụng kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp protein, kích thích phát triển xương.

Lời giải chi tiết :

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả người bé nhỏ hoặc khổng lồ.

Câu 2 :

Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm của hoocmon động vật?

1. Những chất hóa học do tuyến nội tuyến tiết ra ngấm vào máu

2. Được sản xuất ở một nơi và gây tác dụng ở một nơi khác

3. Các loại hoocmon đều có bản chất protein

4. Có hoạt tính sinh học cao, và tác dụng đặc trưng cho loài

  • A.
    1
  • B.
    4
  • C.
    3
  • D.
    2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặc điểm của hormone:

- Không hoặc ít có tác dụng đặc trưng cho loài.

- Có hoạt tính sinh học cao: chỉ cần một lượng nhỏ nhưng có thể gây ra những biến đổi lớn trong cơ thể.

- Mỗi loại hormone thường tác động lên một cơ quan đích nhất định.

- Các loại hormone có thể có tác động hỗ trợ hoặc đối kháng nhau giúp điều hòa các hoạt động cơ thể một cách bình thường.

Dựa vào bản chất hóa học thì có 2 loại hormone:

- Hormone có bản chất protein hoặc chuỗi polipeptit, axit amin.

- Hormone có bản chất steroid: chủ yếu là hormone sinh dục hoặc hormone của tuyến vỏ thượng thận (cortisol).

Lời giải chi tiết :

Có 3 đặc điểm, đó là (1), (2) và (3).

Câu 3 :

Khi nói về sự phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A.
    Quá trình phân chia tế bào sinh dưỡng làm tăng trưởng các bộ phận cơ quan của cơ thể
  • B.
    Quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh các cơ quan và cơ thể
  • C.
    Quá trình sinh sản, làm tăng số lượng các thể trong quá trình ngày càng nhiều
  • D.
    Giai đoạn cơ thể phát dục, có khả năng sinh sản

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phát triển của cơ thể động vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể

Lời giải chi tiết :

Quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh các cơ quan và cơ thể

Câu 4 :

Khi trời rét, động vật biến nhiệt trưởng thành và phát triển chậm vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể

  • A.
    giảm dẫn tới hạn chế tiêu thụ năng lượng
  • B.
    mạnh hơn tạo nhiều năng lượng để chống rét
  • C.
    giảm, sinh sản tăng
  • D.
    tăng, sinh sản giảm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi trời rét, động vật biến nhiệt trưởng thành và phát triển chậm vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể tăng, sinh sản giảm

Lời giải chi tiết :

D. tăng, sinh sản giảm

Câu 5 :

Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái chủ yếu xảy ra ở đối tượng nào sau đây?

  • A.
    Hầu hết các động vật không xương sống
  • B.
    Hầu hết các động vật có xương sống
  • C.
    Tất cả các loài động vật không xương sống và động vật có xương sống
  • D.
    Chân khớp, ruột khoang và giáp xác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái xảy ra chủ yếu ở hầu hết động vật có xương sống (trừ nhóm ếch nhái).

Lời giải chi tiết :

Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái chủ yếu xảy ra ở hầu hết các động vật có xương sống

Câu 6 :

Ở động vật đẻ trứng, sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi theo trật tự

  • A.
    Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi
  • B.
    Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan
  • C.
    Phôi → mô và các cơ quan → hợp tử
  • D.
    Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ở động vật đẻ trứng, sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi theo trật tự: Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan.

Lời giải chi tiết :

Ở động vật đẻ trứng, sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi theo trật tự: Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan

Câu 7 :

Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của

  • A.
    các hệ cơ quan trong cơ thể
  • B.
    cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
  • C.
    các mô trong cơ thể
  • D.
    các cơ quan trong cơ thể

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sinh trưởng ở động vật là toàn bộ quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Lời giải chi tiết :

Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào

Câu 8 :

Đối với gia súc, ở mùa có khí hậu lạnh thì sự sinh trưởng và phát triển chậm hơn mùa có khí hậu thích hợp. Nguyên nhân chủ yếu là vì:

  • A.
    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa, sinh sản giảm
  • B.
    Cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt
  • C.
    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng
  • D.
    Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm, sinh sản tăng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gia súc là sinh vật hằng nhiệt, cơ thể có cơ chế tự điều hòa để ổn định thân nhiệt duy trì hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Khi đến mùa rét nhiệt độ môi trường thấp, cơ thể mất nhiều nhiệt vào môi trường và để bù lại lượng nhiệt bị mất có thể phải tăng cường chuyển hóa cung cấp thêm năng lượng.

Câu 9 :

Trong quá trình phát triển ở động vật, trong giai đoạn phát triển phôi có các giai đoạn kế tiếp nhau là:

  • A.
    Phân cắt trứng - Phôi vị - Phôi nang - Mầm cơ quan
  • B.
    Phân cắt trứng- Phôi nang- Phôi vị - Mầm cơ quan
  • C.
    Phân cắt trứng - Mầm cơ quan- Phôi vị- Phôi nang
  • D.
    Phân cắt trứng - Mầm cơ quan - Phôi nang - Phôi vị

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các giai đoạn kế tiếp của giai đoạn phôi gồm: Phân cắt trứng - phôi nang - phôi vị - mầm cơ quan.

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình phát triển ở động vật, trong giai đoạn phát triển phôi có các giai đoạn kế tiếp nhau là: Phân cắt trứng- Phôi nang- Phôi vị - Mầm cơ quan

Câu 10 :

Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

  • A.
    Ảnh hưởng của nhiệt độ chủ yếu thông qua ảnh hưởng đến hoạt tính enzim
  • B.
    Đối với vật nuôi khi nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt làm vật nuôi chậm lớn
  • C.
    Ở côn trùng nhiệt độ môi trường tăng lên (trong giới hạn sống của chúng) thì tuổi thọ bị rút ngắn lại
  • D.
    Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các quá trình sinh lí, sinh hóa trong cơ thể

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đối với vật nuôi khi nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt làm vật nuôi chậm lớn là sai vì có một số vật nuôi biến nhiệt sẽ không bị ảnh hưởng.

Lời giải chi tiết :

B. Đối với vật nuôi khi nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt làm vật nuôi chậm lớn

Câu 11 :

Ở động vật, cảm ứng là:

  • A.
    Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển.
  • B.
    Các phản xạ không điều kiện giúp bảo vệ cơ thể.
  • C.
    Các phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường.
  • D.
    A và B đúng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ở động vật, cảm ứng là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

Lời giải chi tiết :

A. Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

Câu 12 :

Ở động vật có các tổ chức thần kinh là: I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch; II. Hệ thần kinh dạng ống; III. Hệ thần kinh dạng lưới.

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:

  • A.
    III → I → II
  • B.
    II → I → III
  • C.
    III → II → I
  • D.
    I→ II → III.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là: Hệ thần kinh dạng lưới → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → Hệ thần kinh dạng ống

Lời giải chi tiết :

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là: III → I → II

Câu 13 :

Cơ quan nào dưới đây không được điều khiển bởi hệ thần kinh sinh dưỡng

  • A.
    Cơ quan sinh sản
  • B.
    Ruột non
  • C.
    Bắp tay
  • D.
    Dạ dày

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động của nội quan, cơ trơn, những hoạt động không theo ý muốn nên không điều khiển hoạt động của bắp tay.

Lời giải chi tiết :

Bắp tay

Câu 14 :

Nội dung nào sau đây sai ?

  • A.
    Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật
  • B.
    Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
  • C.
    Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển
  • D.
    Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phát biểu sai là C vì ở động vật có các hormone và hệ thần kinh nên cảm ứng ở động vật và thực vật là khác nhau.

Lời giải chi tiết :

C. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển

Câu 15 :

Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện?

  • A.
    Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững
  • B.
    Không di truyền được, mang tính cá thể
  • C.
    Có số lượng hạn chế
  • D.
    Thường do vỏ não điều khiển

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ý sai là C, số lượng phản ứng có điều kiện là không hạn chế

Lời giải chi tiết :

C. Có số lượng hạn chế

Câu 16 :

Nhận định nào dưới đây là không đúng:

  • A.
    Càng cao trong bậc tiến hóa, cấu tạo của cơ thể càng phân hóa, tổ chức thần kinh càng hoàn thiện
  • B.
    Hệ thần kinh phát triển theo hướng từ chỗ không có hệ thần kinh đến HTK dạng lưới rồi đến HTK dạng chuỗi hạch và cuối cùng là HTK dạng ống.
  • C.
    Tổ chức thần kinh càng tiến hóa thì phản ứng của cơ thể ngày càng có tính định khu và ít tiêu tốn năng lượng
  • D.
    Ở động vật đã có hệ thần kinh, hiện tượng cảm ứng được thực hiện qua cơ chế phản xạ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phát biểu sai là C, vì phản xạ của các động vật có hệ thần kinh dạng ống có sự tham gia của nhiều tế bào thần kinh nên phức tạp, tiêu tốn năng lượng. VD: phản xạ có điều kiện

Lời giải chi tiết :

Tổ chức thần kinh càng tiến hóa thì phản ứng của cơ thể ngày càng có tính định khu và ít tiêu tốn năng lượng là sai.

Câu 17 :

Điều nào sau đây không đúng với sự tiến hóa của hệ thần kinh ?

  • A.
    Tiến hóa theo dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống
  • B.
    Tiến hóa theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ
  • C.
    Tiến hóa theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường
  • D.
    Tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sự tiến hóa của hệ thần kinh:

- Tiến hóa theo dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống

- Tiến hóa theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ

- Tiến hóa theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường

Lời giải chi tiết :

Tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng không đúng với sự tiến hóa của hệ thần kinh.

Câu 18 :

Cơ thể động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh, nhưng đáp ứng không hoàn toàn chính xác bằng cách co rút toàn thân, xảy ra ở:

  • A.
    Giáp xác
  • B.
    Cá.
  • C.
    Ruột khoang
  • D.
    Thân mềm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh nhưng đáp ứng không chính xác, xuất hiện ở ruột khoang.

Lời giải chi tiết :

Cơ thể động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh, nhưng đáp ứng không hoàn toàn chính xác bằng cách co rút toàn thân, xảy ra ở ruột khoang.

Câu 19 :

Động vật càng thích nghi với điều kiện môi trường do có?

  • A.
    Phản xạ có điều kiện càng tăng
  • B.
    Phản xạ không điều kiện càng tăng
  • C.
    Phản xạ càng tăng
  • D.
    Không liên quan đến phản xạ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng → giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường.

Lời giải chi tiết :

Động vật càng thích nghi với điều kiện môi trường do có phản xạ có điều kiện càng tăng

Câu 20 :

Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc nào?

  • A.
    Phản xạ có điều kiện
  • B.
    Phản xạ không điều kiện
  • C.
    Phản xạ
  • D.
    Không theo nguyên tắc nào

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống có thể đơn giản (phản xạ không điều kiện) nhưng cũng có thể rất phức tạp (phản xạ có điều kiện).

Lời giải chi tiết :

Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc: Phản xạ