Trắc nghiệm Bài 13. Độ to và độ cao của âm - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
Đề bài
Biên độ là gì?
-
A.
Khoảng cách từ vị trí xa nhất đến gần nhất của dao động
-
B.
Khoảng cách từ vị vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động
-
C.
Khoảng cách từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất của dao động
-
D.
Cả A và C đều đúng
Tần số là gì?
-
A.
Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 giây.
-
B.
Tần số là thời gian vật thực hiện được 1 dao động
-
C.
Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 phút
-
D.
Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 giờ
Đơn vị nào sau đây không đúng của tần số?
-
A.
Hz
-
B.
s-1
-
C.
vòng/giây
-
D.
s
Mối liên hệ đúng giữa biên độ và độ to của âm là?
-
A.
Biên độ thay đổi không ảnh hưởng đến độ to của âm
-
B.
Biên độ càng lớn thì âm nghe được càng to
-
C.
Biên độ càng lớn thì âm nghe được càng bé
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều sai.
Mối liên hệ đúng giữa tần số và độ cao của âm là?
-
A.
Tần số thay đổi không ảnh hưởng đến độ cao của âm
-
B.
Tần số càng lớn thì âm nghe thấy càng thấp
-
C.
Tần số càng lớn thì âm nghe thấy càng cao
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều sai.
Vật thứ nhất trong 25 giây thực hiện được 2000 dao động. Vật thứ hai, trong 10 giây thực hiện được 200 dao động.
a) Tìm tần số dao động của mỗi vật.
b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
c) Tai người có thể nghe được âm do vật nào phát ra ? Tại sao?
-
A.
a) f1 = 80Hz; f2 = 20Hz
b) Vật thứ nhất có tần số lớn hơn nên phát ra âm cao hơn.
c) Tai người nghe được âm có tần số từ 20Hz tới 20000Hz nên có thể nghe được âm do cả hai vật phát ra.
-
B.
a) f1 = 60Hz; f2 = 20Hz
b) Vật thứ nhất có tần số lớn hơn nên phát ra âm cao hơn.
c) Tai người nghe được âm có tần số từ 20Hz tới 20000Hz nên có thể nghe được âm do cả hai vật phát ra.
-
C.
a) f1 = 80Hz; f2 = 18Hz
b) Vật thứ nhất có tần số lớn hơn nên phát ra âm thấp hơn.
c) Tai người nghe được âm có tần số từ 20Hz tới 20000Hz nên có thể nghe được âm do cả hai vật phát ra.
-
D.
a) f1 = 800Hz; f2 = 180Hz
b) Vật thứ nhất có tần số lớn hơn nên phát ra âm cao hơn.
c) Tai người nghe được âm có tần số từ 20Hz tới 20000Hz nên có thể nghe được âm do cả hai vật phát ra.
Có 3 vật dao động với kết quả sau:
Hãy tính tần số của 3 vật, từ đó cho biết:
a) Vật nào dao động chậm hơn? Vì sao?
b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
c) Tai ta nghe được âm do vật nào phát ra? Vì sao?
-
A.
a) Vật A dao động chậm hơn vì có tần số nhỏ hơn.
b) Vật C phát ra âm cao hơn vì có tần số lớn hơn.
c) Ta nghe được âm của cả 3 vật phát ra vì tần số của nó nằm trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.
-
B.
a) Vật B dao động chậm hơn vì có tần số nhỏ hơn.
b) Vật C phát ra âm cao hơn vì có tần số lớn hơn.
c) Ta nghe được âm thứ của vật A và vật C phát ra vì tần số của nó nằm trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.
-
C.
a) Vật C dao động chậm hơn vì có tần số nhỏ hơn.
b) Vật B phát ra âm cao hơn vì có tần số lớn hơn.
c) Ta nghe được âm thứ của vật A và vật B phát ra vì tần số của nó nằm trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.
-
D.
a) Vật A dao động chậm hơn vì có tần số nhỏ hơn.
b) Vật C phát ra âm cao hơn vì có tần số lớn hơn.
c) Ta nghe được âm của vật B và vật C phát ra vì tần số của nó nằm trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.
Chọn câu sai:
-
A.
Tai người có thể nghe được âm có tần số trong một khoảng nhất định
-
B.
Đơn vị của tần số là héc \((Hz)\)
-
C.
Các âm có độ cao khác nhau có tần số khác nhau
-
D.
Căn cứ vào tần số chưa thể so sánh độ cao của âm
Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
-
A.
Hình dạng nhạc cụ
-
B.
Vẻ đẹp nhạc cụ
-
C.
Kích thước của nhạc cụ
-
D.
Tần số của âm phát ra
Cầm một cái que và vẫy. Khi vẫy nhanh thì bắt đầu nghe thấy tiếng rít. Khi đó, có thể kết luận gì về tần số dao động của cái que?
-
A.
Tần số dao động của cái que lớn hơn \(20Hz\)
-
B.
Tần số dao động của cái que nhỏ hơn \(20Hz\)
-
C.
Tần số dao động của cái que lớn hơn \(20000Hz\)
-
D.
Không thể biết được tần số dao động của cái que lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu \(Hz\)
Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dây đàn, ta có thể kết luận nào sau đây?
-
A.
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn
-
B.
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ
-
C.
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng nhỏ
-
D.
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng to
Một vật dao động với tần số \(8Hz\). Hỏi trong một phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động?
-
A.
\(7,5\) dao động
-
B.
\(8\) dao động
-
C.
\(480\) dao động
-
D.
\(60\) dao động
Vật nào trong các vật sau đây dao động với tần số lớn nhất?
-
A.
Trong một giây, dây đàn thực hiện được \(200\) dao động
-
B.
Trong một phút, con lắc thực hiện được \(300\) dao động
-
C.
Trong ba giây, mặt trống thực hiện được \(500\) dao động
-
D.
Trong mười giây, dây chun thực hiện được \(650\) dao động
Trong \(20\) giây, một lá thép thực hiện được \(5000\) dao động. Tần số dao động của lá thép có giá trị là:
-
A.
\(20Hz\)
-
B.
\(250Hz\)
-
C.
\(5000Hz\)
-
D.
\(10000Hz\)
Yếu tố nào quyết định độ to của âm?
-
A.
Biên độ dao động âm
-
B.
Tần số và biên độ dao động âm
-
C.
Biên độ và thời gian dao động âm
-
D.
Tất cả các yếu tố trên
Câu phát biểu nào đúng?
-
A.
Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to
-
B.
Đơn vị đo độ to của âm là dexiben \((dB)\)
-
C.
Dao động càng yếu âm phát ra càng nhỏ
-
D.
Tất cả đều đúng
Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây thay đổi?
-
A.
Vận tốc truyền âm
-
B.
Tần số dao động âm
-
C.
Biên độ dao động âm
-
D.
Cả ba đại lượng trên
Chọn câu trả lời đúng
-
A.
Những âm thanh vượt quá ngưỡng đau là những âm thanh mà tai của con người không nghe được
-
B.
Siêu âm là loại âm thanh có tần số rất lớn do đó nó là loại âm thanh vượt quá ngưỡng đau
-
C.
Ngưỡng đau là ngưỡng mà nếu âm thanh có độ to vượt qua ngưỡng đó sẽ làm tai người nghe đau nhức
-
D.
Cả ba câu trên đều đúng
Chọn câu trả lời đúng. Hãy sắp xếp độ to của các âm theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
-
A.
Tiếng xe cộ ngoài đường phố, tiếng trẻ đọc bài, tiếng thì thầm, tiếng máy móc nặng trong công xưởng
-
B.
Tiếng thì thầm, tiếng trẻ đọc bài, tiếng xe cộ ngoài phố, tiếng máy móc nặng trong công xưởng
-
C.
Tiếng máy móc nặng trong công xưởng, tiếng xe cộ ngoài phố, tiếng trẻ con đọc bài, tiếng thì thầm
-
D.
Tiếng trẻ con đọc bài, tiếng thì thầm, tiếng xe cộ, tiếng máy móc nặng trong công xưởng
Chọn câu trả lời đúng. Khi phơi áo quần thông thường người ta thường vẩy cho áo quần thẳng hơn và sạch bụi. Khi vẩy mạnh ta thường nghe âm thanh lớn hơn là khi vẩy yếu, em hãy giải thích tại sao?
-
A.
Vì khi vẩy mạnh sẽ làm cho các lớp khí xung quanh dao động mạnh và phát ra âm lớn
-
B.
Vì khi vẩy mạnh áo quần tự va chạm với nhau mà sinh ra âm lớn
-
C.
Cả 2 câu trên đều đúng
-
D.
Cả 2 câu trên đều sai
Chọn câu trả lời đúng. Bật quạt số (1) Quyên nghe iếng gió vi vu. Bật số (2) bạn nghe tiếng gió lớn hơn, bật tiếp số (3) bạn nghe tiếng gió lớn nhất. Quyên khẳng định khi bật số (3) cánh quạt quay nhanh nhất. Theo em đúng hay sai?
-
A.
Đúng, vì lúc đó âm phát ra lớn nhất chứng tỏ không khí bị dao động mạnh nhất hay quạt quay nhanh nhất
-
B.
Đúng, vì số (3) bao giờ cũng lớn hơn số (1)
-
C.
Sai, vì tùy theo sự quy định của nhà sản xuất
-
D.
Cả ba câu trên đều sai
Vì sao tàu lá dừa dao động với biên độ lớn mà ta không nghe được âm thanh do nó phát ra?
-
A.
Vì âm thanh nó phát ra quá nhỏ
-
B.
Vì âm nó phát ra thuộc loại hạ âm
-
C.
Vì âm do nó phát ra thuộc loại siêu âm
-
D.
Vì âm nó phát ra quá lớn
Một người bình thường nghe tin tức qua radio với độ to của âm vào khoảng $35dB$ đến $55dB$. Như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe người nghe không?
-
A.
Làm người nghe nhức đầu
-
B.
Âm nhỏ quá, không nghe thấy gì
-
C.
Không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
-
D.
Âm quá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng
Gõ búa vào kẻng thì:
-
A.
Gõ càng mạnh kêu càng trầm
-
B.
Gõ càng mạnh kêu càng bổng
-
C.
Gõ càng mạnh kêu càng to
-
D.
Gõ càng mạnh kêu càng nhỏ
Rắc một ít cát lên mặt trống rồi dùng dùi gõ vào mặt trống. Trường hợp nào trống sẽ phát ra âm lớn hơn?
-
A.
Cát nảy lên cao, rời xa mặt trống
-
B.
Cát nảy là là mặt trống
-
C.
Cát văng ra ngoài mặt trống
-
D.
Cả A và C đều đúng
Lời giải và đáp án
Biên độ là gì?
-
A.
Khoảng cách từ vị trí xa nhất đến gần nhất của dao động
-
B.
Khoảng cách từ vị vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động
-
C.
Khoảng cách từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất của dao động
-
D.
Cả A và C đều đúng
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức trong sách giáo khoa
Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.
Tần số là gì?
-
A.
Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 giây.
-
B.
Tần số là thời gian vật thực hiện được 1 dao động
-
C.
Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 phút
-
D.
Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 giờ
Đáp án : A
Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa
Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 giây.
Đơn vị nào sau đây không đúng của tần số?
-
A.
Hz
-
B.
s-1
-
C.
vòng/giây
-
D.
s
Đáp án : D
Biểu thức tính tần số: \(f = \frac{1}{T} = \frac{N}{{\Delta t}}\)
+ Đơn vị sử dụng cho tần số là Hz
+ Từ biểu thức tính tần số => Tần số có thể có đơn vị là s-1 và vòng/giây.
Mối liên hệ đúng giữa biên độ và độ to của âm là?
-
A.
Biên độ thay đổi không ảnh hưởng đến độ to của âm
-
B.
Biên độ càng lớn thì âm nghe được càng to
-
C.
Biên độ càng lớn thì âm nghe được càng bé
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều sai.
Đáp án : B
Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa
Sóng âm có biên độ càng lớn thì nghe thấy âm càng to và ngược lại
Mối liên hệ đúng giữa tần số và độ cao của âm là?
-
A.
Tần số thay đổi không ảnh hưởng đến độ cao của âm
-
B.
Tần số càng lớn thì âm nghe thấy càng thấp
-
C.
Tần số càng lớn thì âm nghe thấy càng cao
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều sai.
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa
Sóng âm có tần số càng lớn thì âm nghe thấy càng cao.
Vật thứ nhất trong 25 giây thực hiện được 2000 dao động. Vật thứ hai, trong 10 giây thực hiện được 200 dao động.
a) Tìm tần số dao động của mỗi vật.
b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
c) Tai người có thể nghe được âm do vật nào phát ra ? Tại sao?
-
A.
a) f1 = 80Hz; f2 = 20Hz
b) Vật thứ nhất có tần số lớn hơn nên phát ra âm cao hơn.
c) Tai người nghe được âm có tần số từ 20Hz tới 20000Hz nên có thể nghe được âm do cả hai vật phát ra.
-
B.
a) f1 = 60Hz; f2 = 20Hz
b) Vật thứ nhất có tần số lớn hơn nên phát ra âm cao hơn.
c) Tai người nghe được âm có tần số từ 20Hz tới 20000Hz nên có thể nghe được âm do cả hai vật phát ra.
-
C.
a) f1 = 80Hz; f2 = 18Hz
b) Vật thứ nhất có tần số lớn hơn nên phát ra âm thấp hơn.
c) Tai người nghe được âm có tần số từ 20Hz tới 20000Hz nên có thể nghe được âm do cả hai vật phát ra.
-
D.
a) f1 = 800Hz; f2 = 180Hz
b) Vật thứ nhất có tần số lớn hơn nên phát ra âm cao hơn.
c) Tai người nghe được âm có tần số từ 20Hz tới 20000Hz nên có thể nghe được âm do cả hai vật phát ra.
Đáp án : A
+ Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz)
+ Tai người nghe được âm có tần số từ 16Hz tới 20000Hz
+ Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số đao động càng nhỏ.
+ Công thức xác định: \(f=\frac{N}{t}\)
Với N là số dao động, t là thời gian thực hiện N dao động đó.
a) Tần số dao động của vật thứ nhất là: \({{f}_{1}}~=\dfrac{2000}{25}=80Hz\)
Tần số dao động của vật thứ hai là: \({{f}_{2}}~=\dfrac{200}{10}=20Hz\)
b) Vật thứ nhất có tần số lớn hơn nên phát ra âm cao hơn.
c) Tai người nghe được âm có tần số từ 20Hz tới 20000Hz nên có thể nghe được âm do cả hai vật phát ra.
Có 3 vật dao động với kết quả sau:
Hãy tính tần số của 3 vật, từ đó cho biết:
a) Vật nào dao động chậm hơn? Vì sao?
b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
c) Tai ta nghe được âm do vật nào phát ra? Vì sao?
-
A.
a) Vật A dao động chậm hơn vì có tần số nhỏ hơn.
b) Vật C phát ra âm cao hơn vì có tần số lớn hơn.
c) Ta nghe được âm của cả 3 vật phát ra vì tần số của nó nằm trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.
-
B.
a) Vật B dao động chậm hơn vì có tần số nhỏ hơn.
b) Vật C phát ra âm cao hơn vì có tần số lớn hơn.
c) Ta nghe được âm thứ của vật A và vật C phát ra vì tần số của nó nằm trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.
-
C.
a) Vật C dao động chậm hơn vì có tần số nhỏ hơn.
b) Vật B phát ra âm cao hơn vì có tần số lớn hơn.
c) Ta nghe được âm thứ của vật A và vật B phát ra vì tần số của nó nằm trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.
-
D.
a) Vật A dao động chậm hơn vì có tần số nhỏ hơn.
b) Vật C phát ra âm cao hơn vì có tần số lớn hơn.
c) Ta nghe được âm của vật B và vật C phát ra vì tần số của nó nằm trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.
Đáp án : D
+ Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz)
+ Tai người nghe được âm có tần số từ 16Hz tới 20000Hz
+ Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số đao động càng nhỏ.
+ Công thức xác định: \(f=\frac{N}{t}\)
Với N là số dao động, t là thời gian thực hiện N dao động đó.
Tần số của vật A: \({{f}_{A}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{t}_{1}}}=\frac{630}{42}=15Hz\)
Tần số của vật B: \({{f}_{B}}=\frac{{{N}_{2}}}{{{t}_{2}}}=\frac{1350}{30}=45Hz\)
Tần số của vật C: \({{f}_{C}}=\frac{{{N}_{3}}}{{{t}_{3}}}=\frac{4500}{50}=90Hz\)
a) Vật A dao động chậm hơn vì có tần số nhỏ hơn.
b) Vật C phát ra âm cao hơn vì có tần số lớn hơn.
c) Ta nghe được âm của vật B và vật C phát ra vì tần số của nó nằm trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.
Chọn câu sai:
-
A.
Tai người có thể nghe được âm có tần số trong một khoảng nhất định
-
B.
Đơn vị của tần số là héc \((Hz)\)
-
C.
Các âm có độ cao khác nhau có tần số khác nhau
-
D.
Căn cứ vào tần số chưa thể so sánh độ cao của âm
Đáp án : D
D sai vì: Căn cứ vào tần số để so sánh độ cao của âm
Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
-
A.
Hình dạng nhạc cụ
-
B.
Vẻ đẹp nhạc cụ
-
C.
Kích thước của nhạc cụ
-
D.
Tần số của âm phát ra
Đáp án : D
Ta có:
Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn
Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng bé
=>Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào tần số của âm phát ra
Cầm một cái que và vẫy. Khi vẫy nhanh thì bắt đầu nghe thấy tiếng rít. Khi đó, có thể kết luận gì về tần số dao động của cái que?
-
A.
Tần số dao động của cái que lớn hơn \(20Hz\)
-
B.
Tần số dao động của cái que nhỏ hơn \(20Hz\)
-
C.
Tần số dao động của cái que lớn hơn \(20000Hz\)
-
D.
Không thể biết được tần số dao động của cái que lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu \(Hz\)
Đáp án : A
Vì ta nghe thấy tiếng rít
Mà Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ \(20Hz - 20000Hz\)
=>Tần số dao động của cái que lớn hơn \(20Hz\)
Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dây đàn, ta có thể kết luận nào sau đây?
-
A.
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn
-
B.
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ
-
C.
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng nhỏ
-
D.
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng to
Đáp án : A
Vận dụng lí thuyết về tần số âm:Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn
Một vật dao động với tần số \(8Hz\). Hỏi trong một phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động?
-
A.
\(7,5\) dao động
-
B.
\(8\) dao động
-
C.
\(480\) dao động
-
D.
\(60\) dao động
Đáp án : C
Ta có:
+ Tần số là số dao động trong một giây
+ Tần số của vật trên là \(8Hz\)=> trong một giây vật thực hiện được \(8\) dao động
=> Trong một phút \( = 60\) giây vật thực hiện được \(8.60 = 480\) dao động
Vật nào trong các vật sau đây dao động với tần số lớn nhất?
-
A.
Trong một giây, dây đàn thực hiện được \(200\) dao động
-
B.
Trong một phút, con lắc thực hiện được \(300\) dao động
-
C.
Trong ba giây, mặt trống thực hiện được \(500\) dao động
-
D.
Trong mười giây, dây chun thực hiện được \(650\) dao động
Đáp án : A
Vận dụng định nghĩa về tần số xác định tần số của mỗi vật trên
Tần số là số dao động trong một giây
Ta có: Tần số là số dao động trong một giây.
Tần số của mỗi vật trong các trường hợp trên là:
+ Dây đàn: \(200Hz\)
+ Con lắc: \(\dfrac{{300}}{{60}} = 5Hz\)
+ Mặt trống: \(\dfrac{{500}}{3} \approx 166,67Hz\)
+ Dây chun: \(\dfrac{{650}}{{10}} = 65Hz\)
=>Dây đàn dao động có tần số lớn nhất
Trong \(20\) giây, một lá thép thực hiện được \(5000\) dao động. Tần số dao động của lá thép có giá trị là:
-
A.
\(20Hz\)
-
B.
\(250Hz\)
-
C.
\(5000Hz\)
-
D.
\(10000Hz\)
Đáp án : B
Ta có: Tần số là số dao động trong một giây
=> Số dao động lá thép thực hiện được trong một giây là: \(\dfrac{{5000}}{{20}} = 250Hz\)
Yếu tố nào quyết định độ to của âm?
-
A.
Biên độ dao động âm
-
B.
Tần số và biên độ dao động âm
-
C.
Biên độ và thời gian dao động âm
-
D.
Tất cả các yếu tố trên
Đáp án : A
Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động âm
Câu phát biểu nào đúng?
-
A.
Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to
-
B.
Đơn vị đo độ to của âm là dexiben \((dB)\)
-
C.
Dao động càng yếu âm phát ra càng nhỏ
-
D.
Tất cả đều đúng
Đáp án : D
+ Vận dụng lí thuyết về âm to, âm nhỏ - biên độ dao động âm
+ Sử dụng lý thuyết đơn vị đo của độ to.
+ Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to
+ Đơn vị đo độ to của âm là dexiben \((dB)\)
+ Dao động càng yếu âm phát ra càng nhỏ
Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây thay đổi?
-
A.
Vận tốc truyền âm
-
B.
Tần số dao động âm
-
C.
Biên độ dao động âm
-
D.
Cả ba đại lượng trên
Đáp án : C
Khi truyền đi xa:
+ Vận tốc truyền âm, tần số dao động âm: không thay đổi
+ Biên độ âm: thay đổi
Chọn câu trả lời đúng
-
A.
Những âm thanh vượt quá ngưỡng đau là những âm thanh mà tai của con người không nghe được
-
B.
Siêu âm là loại âm thanh có tần số rất lớn do đó nó là loại âm thanh vượt quá ngưỡng đau
-
C.
Ngưỡng đau là ngưỡng mà nếu âm thanh có độ to vượt qua ngưỡng đó sẽ làm tai người nghe đau nhức
-
D.
Cả ba câu trên đều đúng
Đáp án : C
A –sai vì có những âm thanh vượt quá ngưỡng đau con người vẫn nghe được
B – sai vì âm có tần số lớn chưa chắc đã có độ to lớn
C – đúng
D – sai
Chọn câu trả lời đúng. Hãy sắp xếp độ to của các âm theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
-
A.
Tiếng xe cộ ngoài đường phố, tiếng trẻ đọc bài, tiếng thì thầm, tiếng máy móc nặng trong công xưởng
-
B.
Tiếng thì thầm, tiếng trẻ đọc bài, tiếng xe cộ ngoài phố, tiếng máy móc nặng trong công xưởng
-
C.
Tiếng máy móc nặng trong công xưởng, tiếng xe cộ ngoài phố, tiếng trẻ con đọc bài, tiếng thì thầm
-
D.
Tiếng trẻ con đọc bài, tiếng thì thầm, tiếng xe cộ, tiếng máy móc nặng trong công xưởng
Đáp án : B
Độ to theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là:Tiếng thì thầm, tiếng trẻ đọc bài, tiếng xe cộ ngoài phố, tiếng máy móc nặng trong công xưởng
Chọn câu trả lời đúng. Khi phơi áo quần thông thường người ta thường vẩy cho áo quần thẳng hơn và sạch bụi. Khi vẩy mạnh ta thường nghe âm thanh lớn hơn là khi vẩy yếu, em hãy giải thích tại sao?
-
A.
Vì khi vẩy mạnh sẽ làm cho các lớp khí xung quanh dao động mạnh và phát ra âm lớn
-
B.
Vì khi vẩy mạnh áo quần tự va chạm với nhau mà sinh ra âm lớn
-
C.
Cả 2 câu trên đều đúng
-
D.
Cả 2 câu trên đều sai
Đáp án : A
Khi vẩy mạnh, ta thường nghe âm thanh lớn hơn khi vẩy yếu vì khi vẩy mạnh sẽ làm cho các lớp khí xung quanh dao động mạnh => phát ra âm lớn
Chọn câu trả lời đúng. Bật quạt số (1) Quyên nghe iếng gió vi vu. Bật số (2) bạn nghe tiếng gió lớn hơn, bật tiếp số (3) bạn nghe tiếng gió lớn nhất. Quyên khẳng định khi bật số (3) cánh quạt quay nhanh nhất. Theo em đúng hay sai?
-
A.
Đúng, vì lúc đó âm phát ra lớn nhất chứng tỏ không khí bị dao động mạnh nhất hay quạt quay nhanh nhất
-
B.
Đúng, vì số (3) bao giờ cũng lớn hơn số (1)
-
C.
Sai, vì tùy theo sự quy định của nhà sản xuất
-
D.
Cả ba câu trên đều sai
Đáp án : A
Khẳng định của Quyên là đúng vì lúc đó âm phát ra lớn nhất chứng tỏ không khí bị dao động mạnh nhất hay quạt quay nhanh nhất
Vì sao tàu lá dừa dao động với biên độ lớn mà ta không nghe được âm thanh do nó phát ra?
-
A.
Vì âm thanh nó phát ra quá nhỏ
-
B.
Vì âm nó phát ra thuộc loại hạ âm
-
C.
Vì âm do nó phát ra thuộc loại siêu âm
-
D.
Vì âm nó phát ra quá lớn
Đáp án : A
Tàu lá dừa dao động với biên độ lớn mà ta không nghe được âm thanh do nó phát ra vì âm thanh nó phát ra quá nhỏ
Một người bình thường nghe tin tức qua radio với độ to của âm vào khoảng $35dB$ đến $55dB$. Như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe người nghe không?
-
A.
Làm người nghe nhức đầu
-
B.
Âm nhỏ quá, không nghe thấy gì
-
C.
Không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
-
D.
Âm quá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng
Đáp án : C
Âm khoảng $35dB \to 55dB$ nằm trong ngưỡng bình thường nên không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người nghe
Gõ búa vào kẻng thì:
-
A.
Gõ càng mạnh kêu càng trầm
-
B.
Gõ càng mạnh kêu càng bổng
-
C.
Gõ càng mạnh kêu càng to
-
D.
Gõ càng mạnh kêu càng nhỏ
Đáp án : C
Ta có: Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to
Nhận thấy: Gõ cành mạnh, biên độ càng lớn => âm càng to
Rắc một ít cát lên mặt trống rồi dùng dùi gõ vào mặt trống. Trường hợp nào trống sẽ phát ra âm lớn hơn?
-
A.
Cát nảy lên cao, rời xa mặt trống
-
B.
Cát nảy là là mặt trống
-
C.
Cát văng ra ngoài mặt trống
-
D.
Cả A và C đều đúng
Đáp án : A
Ta có: Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to
=>Trường hợp nào trống sẽ phát ra âm lớn hơn là trường hợp cát nảy lên cao, rời xa mặt trống vì khi đó biên độ dao động là lớn nhất
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 14. Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn Khoa học tự nhiên 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12. Sóng âm Khoa học tự nhiên 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 42. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 40. Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 39. Sinh sản vô tính ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 37. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức