Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội (Vũ Trọng Phụng)


Số đỏ là một trong những tiểu thuyết xuất sắc trong nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tóm tắt

Số đỏ là một trong những tiểu thuyết xuất sắc trong nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Tác phẩm gồm 20 chương, kể về hành trình gia nhập xã hội thượng lưu Hà Nội vào đầu thế kỉ XX của nhân vật chính Xuân Tóc Đỏ, Xuất thân là một đứa trẻ mồ côi, thất học, lang thang lề đường xó chợ với mái tóc đỏ hoe, Xuân trải qua nhiều nghề để kiếm sống: bán báo, bản phá-xa (tức đậu phộng rang), rao bán thuốc lậu, nhặt bóng ở sân quần vợt,... và bị đuổi việc vì một hành động vô giáo dục. Tuy nhiên nhờ đó, hắn được bà Phó Đoan – một me Tây dâm dãng – chú ý và bảo lãnh cho thoát khỏi việc tù tội, sau đó giới thiệu đến làm việc cho hiệu may Âu hoá của vợ chồng Văn Minh. Từ đó, bằng sự tinh ranh, lọc lõi, Xuân dẫn gia nhập vào giới thượng lưu, mang danh xưng “sinh viên trường thuốc" (tức trường y),“giáo sư quần vợt”. Nhờ vô tình gây ra cái chết của cụ cố tổ, ông nội của Văn Minh, giúp con cháu của cụ nhanh chóng được hưởng trọn gia tài nên Xuân được cả gia đình Văn Minh biết ơn và dự định gả cô Tuyết – em út của Văn Minh – cho hắn. Tham gia giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm sang Bắc Kì, Xuân dùng thủ đoạn loại bỏ các đối thủ mạnh nhất để trở thành người duy nhất đầu với quán quân của Xiêm. Xuân được lệnh thua nhưng nhân đó hắn đã diễn thuyết để biến trận thua của mình thành sự hi sinh vì nghĩa lớn. Kết truyện, Xuân được tung hô là “anh hùng cứu quốc”, được nhận Huân chương Bắc đẩu bội tinh, được mời tham gia các hội nhóm cải cách xã hội và hứa hôn với cô Tuyết

Văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội thuộc Chương V trong tiểu thuyết Số đỏ, kể về ngày đầu tiên Xuân đến làm việc cho tiệm may Âu hóa

Nội dung chính

Văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội thuộc Chương V trong tiểu thuyết Số đỏ, kể về ngày đầu tiên Xuân đến làm việc cho tiệm may Âu hóa

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

- Tiểu thuyết Số đỏ được viết và đăng báo năm 1936, in thành sách năm 1938.

- Đoạn trích thuộc chương V của tiểu thuyết này.

2. Đề tài

Phê phán xã hội đương thời

3. Thể loại

Tiểu thuyết

4. Phương thức biểu đạt

Tự sự

5. Ngôi kể

Ngôi thứ 3


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí