Nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, độ cứng:
- Cao hơn kim loại nhóm IA, nhưng tương đối thấp.
- Biến đổi không theo quy luật do các nguyên tố nhóm IIA có kiểu mạng tinh thể khác nhau.
Có tính khử mạnh và tăng dần từ Be đến Ba, chỉ kém kim loại nhóm IA
- Ở điều kiện thường, trong không khí beryllium bền do có lớp màng oxide bảo vệ, magesium bị oxi hoá chậm, các kim loại khác bị oxi hoá nhanh tạo thành oxide, bề mặt kim loại chuyển dần sang màu xám.
- Khi đốt nóng trong không khí:
+ Beryllium phản ứng chậm với oxygen.
+ Mg cháy phát ra ánh sáng chói, giàu tia tử ngoại nên được ứng dụng làm pháo sáng.
Mg cháy trong không khí
\(Mg(s) + \frac{1}{2}{O_2}(g) \to MgO(s){\rm{ }}{\Delta _r}H_{298}^0 = - 610{\rm{kJ/mol}}\)
+ Các kim loại khác phản ứng mạnh với oxygen cho màu ngọn lửa đặc trưng (calcium cho màu đỏ cam, strontium cho màu đỏ son, barium cho màu lục) => Có thể nhận biết đơn chất và các hợp chất của Ca2+, Sr2+, Ba2+ bằng phương pháp thử màu ngọn lửa.
Kim loại |
Đặc điểm |
Be |
Không tác dụng với nước ở nhiệt thường và đun nóng. |
Mg |
Phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường, nhanh hơn khi đun nóng: Mg + 2H2O \( \to \) Mg(OH)2 + H2 |
Ca, Sr, Ba |
Tác dụng mạnh với nước ở ngay nhiệt độ thường. Ví dụ: Ca + 2H2O \( \to \) Ca(OH)2 + H2 |
Khả năng và mức độ tác dụng với nước của kim loại nhóm IIA
Độ tan trong nước của các hydroxide nhóm IIA ở 20°C cho trong bảng sau:
Hydroxide |
Mg(OH)2 |
Ca(OH)2 |
Sr(OH)2 |
Ba(OH)2 |
Độ tan (g/100g nước) |
1,25.10-3 |
0,173 |
1,77 |
3,89 |
=> Độ tan của các hydroxide trong nước tăng theo thứ tự:
Be(OH)2 < Mg(OH)2 < Ca(OH)2 < Sr(OH)2 < Ba(OH)2
Các kim loại nhóm IIA và hợp kim của chúng có nhiều ứng dụng trong thực tế:
- Be dùng để chế tạo hợp kim có độ bền cơ học, không bị ăn mòn, khó nóng chảy,..,
- Mg dùng để chế tạo hợp kim làm vật liệu sản xuất ô tô, máy bay, chi tiết máy, …