Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng.
Thơ bảy chữ thường có nhiều vần. Vần thường là
- Vần chân (được gieo liên tiếp ở các dòng thơ).
Ví dụ:
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng Lúa mềm xao xác ở ven sông Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước Một giọng hò đưa hố não nùng (Tố Hữu, Nhớ đồng) |
![]() |
=> Sử dụng vần chân (đồng – sông)
- Vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ).
Ví dụ:
Con nghe dập dờn tiếng lúa Lời ru hoá hạt gạo rồi Thương mẹ một đời khốn khó Vẫn giàu những tiếng ru nôi. (Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát) |
![]() |
=> Sử dụng vần lưng (rồi – nôi)
Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ.
Ví dụ: Tà áo nâu/ in giữa cánh đồng
Gió chiều cuốn bụi/ bốc sau lưng
Bóng u/ hay bóng người thôn nữ
Cúi nón mang đi/ cặp má hồng
(Đoàn Văn Cừ)
- Nhớ ngoại (Bảo Ngọc)
- Nắng mới (Lưu trọng Lư)
- Nhớ đồng (Tố Hữu).
- Chái bếp (Lý Hữu Lương)
- Bác ơi (Tố Hữu)
- ….
Các bài khác cùng chuyên mục