- Thơ Đường luật là thể thơ xuất hiện thời Đường ở Trung Quốc, đối lập với thơ cổ phong, phát triển mạnh và lan rộng ra các nước lân cận.
- Thể thơ này tuân theo năm quy tắc: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục.
- Hình thức phổ biến là: thất ngôn bát cú, ngoài ra còn có các biến thể như thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú.
Dạng |
Khái niệm |
Đặc điểm |
Thất ngôn bát cú |
Là một thể loại thơ cổ xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa, đến thời Đường đã được các nhà thơ đặt lại quy tắc rõ ràng, cụ thể hơn và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ đó |
Mỗi bài thơ sẽ có tám câu và mỗi câu có bảy chữ, đồng thời tuân theo một quy tắc rất chăt chẽ |
Thất ngôn tứ tuyệt |
Là một bài “thất ngôn bát cú” nhưng đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối |
Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này sẽ trở thành một bài thơ “bốn câu ba vần”. |
Ngũ ngôn tứ tuyệt |
Là một bài thất ngôn tứ tuyệt nhưng đem bỏ đi hai chữ đầu ở mỗi câu |
Các chữ và luật sử dụng còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần. |
Ngũ ngôn bát cú |
Cũng là biến thể từ bài thất ngôn bát cú |
Bỏ hai chữ đầu ở mỗi câu mà thành, vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần ở các chữ còn lại. |
- “Nam quốc sơn hà”
- “Cảnh khuya”
- “Bánh trôi nước” (thể thơ thất ngôn tứ tuyệt)
- “Bạch Đằng hải khẩu”
- “Độc Tiểu Thanh ký” (thể thơ thất ngôn bát cú)
- “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch
- “Qua đèo Ngang”, “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan
- “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
…
Các bài khác cùng chuyên mục