- Thơ tứ tuyệt luật Đường là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc).
- Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ: khởi, thừa, chuyển, hợp.
- Thi luật của thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường thể hiện qua bố cục, luật, niêm, vần, đối.
- Luật thơ là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ.
- Thường được tóm tắt bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh”, tức là:
+ Các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc
+ Các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng.
- Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng.
Ví dụ:
tiếng “thu” trong câu 1 – bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo cho biết bài thơ bát cú này làm theo luật bằng.
- Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh trắc (các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng) thì bài thơ làm theo luật trắc.
Ví dụ:
tiếng “dạ” trong câu 1 – bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh: Kim dạ nguyên tiêng nguyệt chính viên cho biết bài thơ tứ tuyệt này làm theo luật trắc.
Thơ tứ tuyệt luật Đường quy định:
- Câu 1 niêm với câu 4
- Câu 2 niêm với câu 3
Thơ tứ tuyệt luật Đường không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.
- Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt.
- Cảnh khuya – Hồ Chí Minh.
- Rằm tháng Giêng – Hồ Chí Minh.
…
Các bài khác cùng chuyên mục