- Thơ Đường luật là thể thơ xuất hiện thời Đường ở Trung Quốc, đối lập với thơ cổ phong, phát triển mạnh và lan rộng ra các nước lân cận.
- Thể thơ này tuân theo năm quy tắc: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục.
- Hình thức phổ biến là: thất ngôn bát cú, ngoài ra còn có các biến thể như thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú.
Yếu tố |
Đặc điểm |
Khái niệm |
Là một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục |
Hình thức |
Có dạng thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn |
Các dạng biến thể |
- Thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ) - Ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu năm chữ) - Ngũ ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu năm chữ) |
Luật đối âm |
- Dựa trên thanh trắc và thanh bằng, dùng các chữ thứ 2 – 4 – 6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật: + Những bài có luật bằng thì sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên; ngược lại, nếu chữ thứ hai trong câu đầu tiên mà sử dụng thanh trắc thì được gọi là luật trắc. + Chữ thứ hai và chữ thứ sáu trong cùng một câu phải giống nhau về thanh điệu và đồng thời chữ thứ tư không được có thanh điệu giống với hai chữ kia. |
Luật đối ý |
- Đối chính là sự tượng phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép. - Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. - Đối cảnh là cảnh động đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới. + Ý nghĩa của câu thứ ba, thứ tư phải đối nhau và cả hai câu thứ năm, thứ sáu cũng phải đối nhau. + Nếu trong một bài thơ Đường luật mà các câu ba, bốn không đối nhau hoặc những câu năm, sáu không đối nhau thì được gọi là thất đối. |
- Sự kết dính về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ luật Đường gọi là niêm.
- Hai câu thơ được gọi là niêm với nhau khi tiếng thứ hai của câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc.
=> Bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc
Cách gieo vần của thơ luật Đường là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng.
- “Nam quốc sơn hà”
- “Cảnh khuya”
- “Bánh trôi nước” (thể thơ thất ngôn tứ tuyệt)
- “Bạch Đằng hải khẩu”
- “Độc Tiểu Thanh ký” (thể thơ thất ngôn bát cú)
- “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch
- “Qua đèo Ngang”, “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan
- “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
…
Các bài khác cùng chuyên mục