Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 40 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết>
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong các câu thơ sau:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Video hướng dẫn giải
Câu 1
BIỆN PHÁP TU TỪ
Câu 1 (trang 40, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong các câu thơ sau:
a. Súng bên súng, đầu sát bên đầu
(Chính Hữu, Đồng chí)
b. Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
(Chính Hữu, Đồng chí)
Phương pháp giải:
Dựa vào dấu hiệu nhận biết và khái niệm về các biện pháp tu từ để trả lời.
Lời giải chi tiết:
a. Biện pháp tu từ:
- Điệp từ: “súng”, “đầu” , “bên”
=> Tác dụng tạo âm thanh chắc khỏe và nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng nhiệm vụ
- Hoán dụ: súng, đầu.
=> Súng đại diện cho nhiệm vụ chiến đấu; đầu biểu tượng cho lý tưởng. Nhấn mạnh cơ sở hình thành tình đồng chí đến từ việc chung lý tưởng và nhiệm vụ chiến đấu.
b. Biện pháp tu từ:
- Hình ảnh hoán dụ: giếng nước gốc đa => chỉ quê hương làng xóm và những người thân thuộc sống tại quê hương.
- Nhân hóa: “nhớ”
=> Tác dụng: Gợi về quê hương và hậu phương của người lính, cũng là nỗi nhớ mà người lính dành cho quê hương. Tình đồng chí là sự cảm thông sâu xa từ những nỗi niềm thầm kín như vậy.
Câu 2
NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tìm từ đồng nghĩa với từ đôi trong câu thơ Anh với tôi đôi người xa lạ. Theo em, có thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa nào khác không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về từ đồng nghĩa và vốn từ vựng để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Từ đồng nghĩa với từ “đôi”: hai, cặp,...
=> Không thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa khác vì trong văn cảnh này, chỉ có từ “đôi” mới thể hiện rõ tình cảm keo sơn gắn bó giữa những người đồng chí, đồng đội.
Câu 3
Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Quê hương anh nước mặt đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
(Chính Hữu, Đồng chí)
a. Tìm nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai câu thơ trên.
b. Nét chung về nghĩa của các cụm từ đó có giá trị gì đối với việc thể hiện cảm xúc trong bài thơ?
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải nghĩa thành ngữ đó.
Phương pháp giải:
Giải nghĩa của từ ngữ để tìm ra nét chung giữa hai cụm từ in đậm. Từ đó, nêu lên giá trị của chúng đối với việc thể hiện cảm xúc bài thơ.
Lời giải chi tiết:
a. Nét chung về nghĩa của 2 cụm từ in đậm nước mặt đồng chua và đất cày lên sỏi đá: cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, đất đai nghèo nàn gây khó khăn cho hoạt động canh tác và sản xuất.
b. Nét chung về nghĩa đó góp phần thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí là chung cảnh ngộ và xuất thân nghèo khó. Qua đó hình thành sự sẻ chia, đồng cảm giữa những người lính xa lạ khi gặp nhau tại chiến trường.
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ Chó ăn đá, gà ăn sỏi, ý chỉ vùng đất trung du khô cằn, khó canh tác.
Câu 4
Câu 4 (trang 40, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ nào là từ láy? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy đó trong bài thơ Đồng chí.
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa về từ láy để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ lung lay là từ láy.
=> Tác dụng của việc sử dụng từ láy lung lay: thể hiện sự trống trải và khó khăn của một gia đình thiếu vắng đi trụ cột.
- Soạn bài Lá đỏ SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 48 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Tập làm một bài thơ tự do SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi)
- Văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta"
- Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- Văn bản Xe đêm
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi)
- Văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta"
- Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- Văn bản Xe đêm