Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê (Chi tiết)


Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê trang 161, 162 SGK Ngữ văn 10. Câu 2. Vì sao khi thấy "màu dương liễu" nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.

Lời giải chi tiết:

- Điểm độc đáo của Khuê oán là ở cấu tứ. Với chỉ bốn câu và vẻn vẹn trong 28 chữ, Vương Xương Linh vẫn thể hiện được quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.

+ Tâm trạng ấy từ “bất tri sầu” (vô tư) sang “hối” (hối tiếc và hối hận). Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng ấy là ở câu: "Liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ".

+ Nó cũng lại là màu của sự biệt ly. Nhìn về mình, cô gái thấy tuổi trẻ đang bị “trôi” đi. Còn nhìn về phía chinh phụ thì mịt mù thăm thẳm. Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Vì sao khi thấy "màu dương liễu" nàng lại hối hận vì đã để chồng đi "kiếm tước hầu"?

Lời giải chi tiết:

- "Màu dương liễu" vừa là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ, vừa là "màu ly biệt", vì thế khi nhìn thấy "màu dương liễu" tâm trạng người khuê phụ lập tức đổi thay ngay: từ vô tư, nàng bắt đầu hối hận vì để chàng đi "kiếm tước hầu"; từ hối hận, nàng chuyển sang oán thán cái ấn phong hầu, oán ghét chiến tranh phi nghĩa.

=> Khuê phụ giờ mới hiểu hết giá trị của chia ly và sự phi lý của chiến tranh.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Vì sao chỉ với 28 chữ, tác phẩm lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người đời Đường?

 

Lời giải chi tiết:

- Chỉ với 28 chữ, Khuê oán xứng đáng được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Đọc Khuê oán ta không thấy nói đến chiến tranh nhưng ta lại có thể cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh, chiến tranh đang “ăn mòn” cuộc sống con người. Nó không những chôn vùi tuổi trẻ của cả những người đang đứng trước hòn tên mũi đạn mà còn chôn vùi cả những người vợ, người mẹ,… đang mong ngóng nơi quê hương, xứ xở. Không chỉ thế, chiến tranh còn làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin yêu phơi phới vào cuộc sống,… Với những điều như thế thì đúng là dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh.

=> Từ cảm xúc tâm trạng, và sự oán thán của người chinh phụ là giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục: 2 phần

- 2 câu đầu: Sự hồn nhiên, vô tư của cô gái

- 2 câu cuối: Nỗi niềm của người chinh phụ

ND chính

Video hướng dẫn giải

Nhà thơ mượn tâm trạng của người chinh phụ để thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương, mất mát cho mọi gia đình, tinh yêu, hạnh phúc của bao người. 

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.4 trên 8 phiếu
  • Soạn bài Lập kế hoạch cá nhân (Chi tiết)

    Soạn bài Lập kế hoạch cá nhân trang 152 SGK Ngữ văn 10. Câu 3. Anh (chị) hãy giúp bạn trình bày kế hoạch cá nhân của mình.

  • Soạn bài Lầu Hoàng Hạc (Chi tiết)

    Soạn bài Lầu Hoàng Hạc trang 158, 159 SGK Ngữ văn 10. Câu 1. Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở "nơi đây" toàn bài không nói gì về "lầu" cả". Vậy dụng ý của tác giả là gì?

  • Soạn bài Khe chim kêu (Chi tiết)

    Soạn bài Khe chim kêu trang 163, 164 SGK Ngữ văn 10. Câu 1. Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa rất nhỏ? Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Chi tiết ấy cho thấy điều gì về cảnh đêm xuân và tâm hồn thi sĩ?

  • Soạn bài Thơ Hai-kư của Ba-sô (Chi tiết)

    Soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô trang 155 SGK Ngữ văn 10. Câu 1. Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố E-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện như thế nào trong bài một và hai?

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí