Soạn bài Hịch tướng sĩ SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn


Hãy kể tên một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

 

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 59, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy kể tên một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức lịch sử để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung – Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp…

Xem thêm cách soạn khác

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 59, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, vì sao quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết lịch sử để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại là do quân dân nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo, có ý chí kiên quyết, đồng lòng đoàn kết đánh giặc.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Đọc bài hịch để xác định mục đích.

Lời giải chi tiết:

Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích khích lệ lòng yêu nước, tinh thần trung nghĩa với chủ tướng của các tướng sĩ.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Xác định bố cục của bài hịch và nêu rõ vai trò của từng phần trong việc thực hiện mục đích của bài hịch.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để xác định bố cục và vai trò của từng phần.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn 1 (từ đầu đến “đến nay còn lưu tiếng tốt”): nêu ra các gương “trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước” đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.

- Đoạn 2 (từ “Huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”): từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.

- Đoạn 3 (từ “Các ngươi ở cùng ta” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?"): từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ (từ “Các ngươi” đến “muốn vui vẻ phỏng có được không?") và đi đến việc vạch ra đường hướng hành động đúng, hứa hẹn tương lai (từ “Nay ta bảo thật” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?").

- Đoạn 4 (từ “Nay ta chọn binh pháp” đến hết): nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy chỉ ra những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch. Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch đều là là tận trung với chủ, với đất nước mà hi sinh bản thân mình => Chứng minh đời nào cũng có hào kiệt với tinh thần quên mình vì chủ, vị vua, vì nước. Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì chủ, vì vua, vì nước.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng nào?

Phương pháp giải:

Liệt kê các hiện tượng thực tế được nhắc đến.

Lời giải chi tiết:

Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng: uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói…

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tác giả đã dùng những bằng chứng và lí lẽ nào để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng?

Phương pháp giải:

Theo dõi văn bản và tìm ra lý lẽ, bằng chứng cho thấy các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng.

Lời giải chi tiết:

- Lí lẽ: Phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.

- Bằng chứng: Ham thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn, rượu ngon...

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tác giả đã chọn cách diễn đạt như thế nào để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng? Hãy phân tích một ví dụ mà em cho là tiêu biểu cho cách diễn đạt đó.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ nào để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước?

Phương pháp giải:

Chú ý đoạn từ “Nay ta bảo thật các ngươi” … “phỏng có được không”

Lời giải chi tiết:

Để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước, với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 8

Câu 8 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Từ bài hịch này, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?

Phương pháp giải:

Tự rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

Bài học cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận:

- Lập luận chặt chẽ, sắc bén

- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu

- Sử dụng biện pháp cường điệu, ẩn dụ

Xem thêm cách soạn khác

Viết kết nối với đọc

(trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tế để viết đoạn văn theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước. Điều đó được thể hiện qua mỗi thời đại khác nhau. Trong quá khứ, lòng yêu nước thể hiện qua sự đồng lòng, quyết tâm đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập chủ quyền lãnh thổ. Còn ở hiện tại, thế hệ trẻ cũng cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Chúng ta cần cố gắng học tập thật tốt để tương lai cống hiến cho quê hương, đất nước. Đồng thời, mỗi người cần ý thức tiếp thu văn hóa nước ngoài có chọn lọc, mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc. Không chỉ vậy, các bạn trẻ cần ý thức được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Dù vậy, vẫn còn nhiều người có lối sống vô ơn, bội bạc. Họ quên đi nguồn cội của bản thân, chạy theo lối sống vật chất hay có những hành vi gây tổn hại đến đất nước. Như vậy, mỗi người cần phải nuôi dưỡng tinh thần yêu nước.

Bài tham khảo 2:

Từ bao đời nay, người dân Việt Nam chúng ta luôn tự hào là quốc gia giàu truyền thống tốt đẹp và đáng tự hào, nổi bật trong đó là truyền thống yêu nước. Từ thời Văn Lang, Âu Lạc, nhân dân ta cho thấy một lòng yêu nước mãnh liệt. Truyền thống ấy được con cháu những đời sau lưu truyền lại qua các thế thệ sau từ thuở lọt lòng thông qua những câu ca, lời ru, tiếng hát. Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta .... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” Lòng yêu nước luôn ở sẵn trong trái tim của mỗi con người. Vào những lúc tổ quốc cần, nó sẽ bùng phát lên một cách dữ dội. Việc mà chúng ta cần làm chính là gìn giữ cho tinh thần yêu nước ấy luôn được sống mãi với thời gian.

Xem thêm cách soạn khác


Bình chọn:
4 trên 12 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí