Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (chi tiết)


Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) trang 55 SGK Ngữ văn 10. Câu 4. Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc và hấp dẫn của Nguyễn Dữ.


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Theo anh (chị) việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân.

B. Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại.

C. Thể hiện tính hiếu thắng của người trẻ tuổi.

D. Thể hiện tinh thần dân tộc, mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế chống ngoại xâm.

E. Ý kiến khác.

Giải thích nguyên nhân sự lựa chọn của anh (chị).

Lời giải chi tiết:

Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa. 

- Câu trả lời a chỉ đúng một phần vì Ngô Tử Văn chỉ đả phá sự ngu tín của nhân dân khi họ tin vào cả những thần ác, thần bất chính, chứ không đã phá tập tục thờ cúng thần linh nói chung.

- Câu trả lời c thì hoàn toàn sai vì Tử Văn không đốt đền một cách vô căn cứ.

=> Như vậy, đáp án chính xác là kết hợp cả B và D

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Theo anh (chị) chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ thể hiện điều gì?

A. Thể hiện niềm tin của người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.

B. Thể hiện khát vọng công lý chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.

C. Nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính - Ngô Tử Văn - có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.

D. Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.

E. Ý kiến khác

Giải thích lý do sự lựa chọn của anh (chị).

Lời giải chi tiết:

- Việc xử kiện ở âm phủ là do hồn tên tướng giặc Bách Hộ họ Thôi kiện Ngô Tử Văn đốt đền. Hồn tên tướng giặc đã giả mạo Thổ Thần, làm hại dân, qua mặt cả Diêm Vương. Sở dĩ Diêm Vương không hay biết là vì các vị thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan của Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm của mình, quan liêu, không theo sát thực tế.

 - Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết vô cùng cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất đồng thời khắc sâu chủ đề của truyện. Chi tiết này thể hiện khát vọng của người xưa về công lý, nơi trần thế còn đầy rẫy bất công và tội ác. Con người thời trung đại còn tin rằng bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Điều đó có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác để không bị trừng phạt.

=> Chọn cả A, B, C, D

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 61 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

Lời giải chi tiết:

- Chức phán sự là một chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án. Đây là chức quan thực hiện công lý. Ngô Tử Văn sở dĩ được Thổ thần tiến cử nhận chức này vì chàng đã giúp Thổ thần đòi lại công lý, chàng dũng cảm bảo vệ công lý, chính nghĩa ngay cả khi cái chết đe dọa. Việc nhận chức phán sự đền Tản Viên của Ngô Tử Văn chính là một hình thức thưởng công xứng đáng có ý nghĩa noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lý. Hình ảnh Ngô Tử Văn oai phong lẫm liệt xuất hiện ở cuối chuyện đã nói lên điều đó.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 61 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc và hấp dẫn của Nguyễn Dữ.

Lời giải chi tiết:

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn. Yếu tố kỳ ảo dày đặc, xen lẫn chuyện người, chuyện thần, chuyện ma, thế giới thực ảo, trần thế, địa ngục... làm cho câu chuyện càng trở nên hấp dẫn. Kỳ ảo là phương thức đặc biệt để chuyên chở nội dung và cảm hứng hiện thực.

- Cách kể chuyện từng đoạn theo trình tự thời gian đầy ly kỳ biến hoá mà vẫn tự nhiên, logic, có thắt - mở nút.

- Tác giả đã dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lý, thoả đáng. Người đọc hồi hộp theo dõi diễn biến các sự việc để rồi cuối cùng thở phào nhẹ nhõm, chủ đế tư tưởng của chuyện vì thế được nổi bật.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 61 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Nêu chủ đề của truyện.

Lời giải chi tiết:

- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ có nhiều ý nghĩa nhưng chủ yếu là đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn, một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. Truyện thể hiện khát vọng công lý, niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

Luyện tập

Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Nếu được yêu cầu viết đoạn kết thúc của truyện, anh (chị) sẽ đồng tình với cách kết thúc như đã có hay sẽ chọn một cách kết thúc khác? Trình bày và giải thích ý kiến của mình?

Trả lời:

a. Có thể chọn Tử Văn không chết.

b. Vấn đề quan trọng là giải thích một cách thuyết phục về ý kiến của mình trên cơ sở chủ đề, ý nghĩa của truyện.

Câu 2 (trang 61 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Tóm tắt truyện (không quá 20 dòng).

Trả lời:

   Tóm tắt cần đầy đủ các chi tiết quan trọng sau đây:

- Ngô Tử Văn đốt đền trừ hoạ cho dân.

- Hồn ma tên tướng giặc dọa Tử Văn.

- Tử Văn được Thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của hồn ma tướng giặc.

- Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ, chàng dũng cảm, thẳng thắn tố cáo tội ác tên ác thần.

- Công lý được thực thi. Tử Văn được Thổ thần tiến cử giữ chức Phán sự đền Tản Viên.

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục : 4 phần

- Đoạn 1 (từ đầu đến "vung tay không cần gì cả"): Tử Văn đốt đền.

- Đoạn 2 (từ "Đốt đền xong" đến "thầy cũng khó lòng thoát nạn"): Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.

Đoạn 3 (từ "Tử Văn vâng lời" đến "sai lính đ­ưa Tử Văn về"): Tử Văn thắng kiện.

- Đoạn 4 (còn lại): Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.

ND chính

Video hướng dẫn giải

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt; đồng thời thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 25 phiếu
  • Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (chi tiết)

    Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh trang 62 SGK Ngữ văn 10. Câu 2. Hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí