Trong không gian, cho hai vecto \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \). Lấy một điểm A bất kì và các điểm B, C sao cho \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow a \), \(\overrightarrow {BC} = \overrightarrow b \). Khi đó, vecto \(\overrightarrow {AC} \) được gọi là tổng của hai vecto \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \), kí hiệu là \(\overrightarrow a + \overrightarrow b \).
Trong không gian, phép lấy tổng của hai vecto được gọi là phép cộng vecto.
Tính chất:
- Giao hoán: \(\overrightarrow a + \overrightarrow b = \overrightarrow b + \overrightarrow a \).
- Kết hợp: \(\left( {\overrightarrow a + \overrightarrow b } \right) + \overrightarrow c = \overrightarrow a + \left( {\overrightarrow b + \overrightarrow c } \right)\).
- Cộng với vecto-không: \(\overrightarrow a + \overrightarrow 0 = \overrightarrow 0 + \overrightarrow a = \overrightarrow a \).
* Quy tắc ba điểm:
\(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AC} \) (với ba điểm A, B, C bất kì).
* Quy tắc hình bình hành:
Cho hình bình hành ABCD. Ta có \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AC} \).
* Quy tắc hình hộp:
Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Ta có \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} + \overrightarrow {AA'} = \overrightarrow {AC'} \).
Vecto \(\overrightarrow a + \left( { - \overrightarrow b } \right)\) được gọi là hiệu của hai vecto \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \), kí hiệu là \(\overrightarrow a - \overrightarrow b \).
Trong không gian, phép lấy hiệu của hai vecto được gọi là phép trừ vecto.
* Quy tắc ba điểm:
\(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {CB} \) (với ba điểm A, B, C bất kì).
Trong không gian, tích của một số thực \(k \ne 0\) với một vecto \(\overrightarrow a \ne \overrightarrow 0 \) là một vecto, kí hiệu là \(k\overrightarrow a \), được xác định như sau:
- Cùng hướng với vecto \(\overrightarrow a \) nếu k > 0, ngược hướng với vecto \(\overrightarrow a \) nếu k < 0.
- Có độ dài bằng \(\left| k \right|.\left| {\overrightarrow a } \right|\).
* Quy tắc trung điểm:
Với I là trung điểm của đoạn thẳng AB và điểm M bất kì, ta có:
+ \(\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} = \overrightarrow 0 \).
+ \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} = 2\overrightarrow {MI} \).
* Quy tắc trọng tâm:
Với G là trọng tâm tam giác ABC và điểm M bất kì, ta có:
+ \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \).
+ \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = 3\overrightarrow {MG} \).