Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam>
Hồ Chí Minh ý thức được rõ ràng giá trị của chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận là quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là tìm ra con đường để thực hiện những giá trị này. Điểm then chốt, có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng của Hồ Chí Minh là đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
a) Mục Tiêu
Hồ Chí Minh ý thức được rõ ràng giá trị của chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận là quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là tìm ra con đường để thực hiện những giá trị này. Điểm then chốt, có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng của Hồ Chí Minh là đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau ở nước ta. Thông qua quá trình đề ra các mục tiêu đó, Chủ nghĩa xã hội được thể hiện với việc thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích thiết yếu của người lao động theo các nấc thang từ thấp đến cao, tạo ra tính hấp dẫn, năng động của chế độ xã hội mới.
Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của Người là một, đó là độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Từ cách đặt vấn đề này, theo Hồ Chí Minh, hiểu mục tiêu của chủ nghĩa xã hội nghĩa là nắm bắt nội dung cốt lõi con đường lựa chọn và bản chất thực tế xã hội mà chúng ta phấn đấu xây dựng. Tiếp cận chủ nghĩa xã hội về phương diện mục tiêu là một nét thường gặp, thể hiện phong cách và năng lực tư duy lý luận khái quát của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh có nhiều cách đề cập mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Có khi Người trả lời một cách trực tiếp: "Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động". Hoặc "Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân". Có khi Người diễn giải mục tiêu tổng quát này thành các tiêu chí cụ thể: "chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội"3. Có khi người nói một cách gián tiếp, không nhắc đến chủ nghĩa xã hội, nhưng xét về bản chất, đó cũng chính là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Người. Kết thúc bản Tài liệu tuyệt đối bí mật (sau này gọi là Di Chúc), Hồ Chí Minh viết: "Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".
Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống nhân dân. Theo Người, muốn nâng cao đời sống nhân dân phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu nâng cao đời sống toàn dân là tiêu chí tổng quát để khẳng định và kiểm nghiệm tính chất xã hội chủ nghĩa của các lý luận chủ nghĩa xã hội và chính sách thực tiễn. Trượt ra khỏi quỹ đạo đó thì hoặc là chủ nghĩa xã hội giả hiệu hoặc không có gì tương thích với chủ nghĩa xã hội.
Chỉ rõ và nêu bật mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử, chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách toàn diện, theo các cấp độ: từ giải phóng dân tộc. Giải phóng giai cấp xã hội đến giải phóng từng cá nhân con người, hình thành các nhân cách phát triển tự do.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã xác định các mục tiêu cụ thể của chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Mục tiêu chính trị: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, độ chính trị phải do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó không tách rời nhau, mà luôn luôn đi đôi với nhau. Một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân: mặt khác. tại yêu cầu phải chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ con đường và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng , củng cố các hình thức dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành phap và tư pháp, xử lý và phân định rõ chức năng của chúng.
- Mục tiêu kinh tế: Theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội chỉ được bảo đảm và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh. Nền kinh tế đó là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại khoa học - kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát triển toàn diện các ngành, trong đó những ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó "công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà".
Kết hợp các loại lợi ích kinh tế là vấn đề được Hồ Chí Minh rất quan tâm. Người đặc biệt nhấn mạnh: chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế.
- Mục tiêu văn hóa - xã hội: Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng phát triển giáo dục, nâng cao dân trí xây dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải tri lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu.
Về bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người khẳng định: "phải xã hội chu nghĩa về nội dung". Để có một nền văn hóa như thế ta phải phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới.
Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Hồ Chí Minh nhắc nhở phải làm cho phong trào văn hóa có bề rộng, đồng thời phải có bề sâu. Trong khi đáp ứng mặt giải trí thì không được xem nhẹ nâng cao tri thức của quần chúng, đồng thời Người luôn luôn nhắc nhở phải làm cho văn hóa gắn liền với lao động sản xuất.
Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người. Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xây dựng chính là con người. Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh quan tâm trước hết mặt tư tưởng. Người cho rằng: Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở mỗi con người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng: đồng thời Người cũng rất quan tâm đến mặt tài năng, luôn tạo điều kiện để mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hiến cho xã hội. Tuy vậy, Hồ Chí Minh luôn gắn tài năng với đạo đức. Theo Người. "có tài mà không có đức là hỏng": dĩ nhiên, đức phải đi đôi với tài, nếu không có tài thi không thể làm việc được. Như vậy, Người luôn gắn phẩm chất chính trị với trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó "chính trị là tinh thần, chuyên môn là thể xác" Hai mặt đó gắn bó thống nhất trong một con người. Do vậy, tất cả mọi người đều phải luôn luôn trau dồi đạo đức và tài năng, vừa có đức vừa có tài, vừa "hồng" vừa "chuyên".
b) Động lực
Để thực hiện những mục tiêu đó, cần phát hiện những động lực và những điều kiện bảo đảm cho động lực đó thực sự trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là những động lực bên trong, nguồn nội lực của chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, những động lực đó biểu hiện ở các phương diện: vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh. Người khẳng định, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công - nông - tri thức. Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến lợi ích chính đáng, thiết thân của họ: đồng thời chăm lo bồi dưỡng sức dân. Đó là lợi ích của nhân dân và từng cá nhân.
Xem con người là động lực của chủ nghĩa xã hội, hơn nữa là động lực quan trọng nhất, Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân (sức mạnh cá thể) với xã hội (sức mạnh cộng đồng). Người cho rằng, không có chế độ xã hội nào coi trọng lợi ích chính đáng của cá nhân con người bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lao động sáng tạo của nhân dân - đó là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện chức năng quản lý xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi. Người đặc biệt quan tâm đến hiệu lực của tổ chức, bộ máy, tính nghiêm minh của kỷ luật, pháp luật, sự trong sạch, liêm khiết của đội ngũ cán bộ. công chức các cấp từ trung ương tới địa phương.
Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội.
Cùng với động lực kinh tế, Hồ Chí Minh cũng quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội.
Tất cả những nhân tố động lực nêu trên là những nguồn lực tiềm tàng của sự phát triển. Làm thế nào để những khả năng, năng lực tiềm tàng đó trở thành sức mạnh và không ngừng phát triển. Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đã là hạt nhân trong hệ động lực của chủ nghĩa xã hội.
Ngoài các động lực bên trong theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liên với chủ nghĩa quốc tế-của giai cấp công nhân, phải sử dụng tới những thành quả khoa học - kỹ thuật thế giới
Nét độc đáo trong phong cách tư duy biện chứng Hồ Chí Minh là ở chỗ bên cạnh việc chỉ ra các nguồn động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội. Người còn lưu ý cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội, làm cho chủ nghĩa xã hội trở nên trì trệ., xơ cứng, không có sức hấp dẫn đó là chủ nghĩa cá nhân và Người coi nó là "bệnh mẹ" đẻ ra hàng loạt bệnh khác, đó là tham ô, lãng phí, quan liêu... mà Người gọi đó là : "giặc nội xâm"; đó là các căn bệnh chia rẽ bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật, chủ quan, bảo thủ, giáo điều, V.V..
Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định nhất. ngoại lực là rất quan trọng, Chính vì thế Người thường đề cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh là chính, nhưng luôn luôn chú trọng
tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chung sống hòa bình và phát triển.
- Nhận thức của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Quan niệm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội
- Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ
- Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết