Lý thuyết Văn lớp 7 Lý thuyết Từ láy Văn 7

Phân loại từ láy


Từ láy có 2 loại: láy toàn bộ và láy bộ phận

1. Phân loại từ láy

Dựa vào cấu trúc, cấu tạo giống nhau của các bộ phận thì từ láy được chia thành hai loại chính là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

- Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu.

- Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn:

+ Láy âm: là những từ có phần âm lặp lại nhau

+ Láy vần: là những từ có phần vần lặp lại nhau

=> Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm

2. Ví dụ minh họa

- Từ láy toàn bộ: xanh xanh, luôn luôn, ào ào, thoang thoảng, lanh lảnh, ngoan ngoãn…

- Từ láy bộ phận:

+ Láy âm: mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…

+ Láy vần: chênh vênh, liêu xiêu, lao xao…


Bình chọn:
3.7 trên 6 phiếu
  • Tác dụng của từ láy

    Từ láy được dùng để miêu tả nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, hình dáng của sự vật hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, trình trạng, âm thanh … của con người, của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống

  • Phân biệt Từ láy và Từ ghép

    Có 3 cách phân biệt từ láy và từ ghép: Láy âm là từ ghép nghĩa; Nghĩa của các từ tạo thành; Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép.

  • Khái niệm từ láy

    Từ láy được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và thường có điệp vần nhau ở đâm đầu, âm cuối, vần hay cả âm đầu và âm cuối.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí