Lý thuyết Văn lớp 7 Lý thuyết Nói quá Văn 7

Tác dụng nói quá


Nói quá có tác dụng: nhận thức, khắc sâu hơn bản chất đối tượng, không phải là nói sai sự thật, nói dối, nhấn mạnh ý, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho lời văn

1. Tác dụng của nói quá

Nói quá là một biện pháp tu từ, nó có chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chất đối tượng.

- Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối.

- Nhấn mạnh ý.

- Gây ấn tượng

- Tăng sức biểu cảm cho lời văn

2. Ví dụ minh họa

Tác dụng của nói quá

Ví dụ

Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối

“Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”

(Nguyễn Du)

Trong câu thơ trên, biện pháp tu từ nói quá góp phần làm tăng tính chất anh hùng ca trong hành động của nhân vật Từ Hải.

Nhấn mạnh ý

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sang

   Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

(Tục ngữ)

Câu nói trên phóng đại về tính chất. Nhằm nhấn mạnh tính chất thời gian, nhắc nhở mọi người điều chỉnh công việc cho phù hợp.

Gây ấn tượng

“Con đường mòn chạy thẳng đến tận chân trời”

(Báo Nhân dân)

Câu nói trên phóng đại về quy mô. Cho thấy con đường rất dài, tăng sức gợi cho người đọc.

Tăng sức biểu cảm cho lời văn

  “Cày đồng đang buổi ban trưa

          Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

(Ca dao)

Câu nói trên phóng đại về mức độ, cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo.


Bình chọn:
4 trên 3 phiếu
  • Lý thuyết khái niệm nói quá

    Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, quy mô của đối tượng để nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí