Lý thuyết Văn lớp 7 Lý thuyết So sánh Văn 7

Phân loại so sánh


So sánh có hai kiểu so sánh là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

1. Phân loại So sánh

Đối với biện pháp tu từ so sánh có hai kiểu so sánh là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

– So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Mục đích ngoài tìm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc dễ hiểu. Thông thường trong so sánh ngang bằng có các từ so sánh ngang bằng: như, y như, tựa như, giống như, giống, là….

– So sánh không ngang bằng là loại so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại. Các từ so sánh hơn kém: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì… 

2. Ví dụ minh họa

- Một số ví dụ về so sánh ngang bằng:

“Anh em như thể tay chân”

“Trên trời mây trắng như bông

Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây”.

Chậm như rùa.

Trắng như bông.

Ngang như cua.

Đen như mực.

Khỏe như voi.

Nhanh như cắt.

- Ví dụ về so sánh không ngang bằng như sau:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”.

(Tố Hữu)

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”.

(Ca dao)

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng”.

(Minh Huệ)


Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu
  • Mô hình cấu tạo so sánh

    Thông thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có: vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ ngữ chỉ ý so sánh

  • Khái niệm so sánh

    So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí