a) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: thấp và giảm dần từ Li đến Cs.
b) Khối lượng riêng: nhỏ (đều là các kim loại nhẹ) do có bán kính nguyên tử lớn và cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít (rỗng).
c) Độ cứng: thấp (đều mềm, có thể cắt bằng dao, kéo) do liên kết kim loại yếu.
Kim loại IA thể hiện tính khử mạnh và tăng dần từ Li đến Cs.
- Khi đốt nóng trong không khí, kim loại Li cháy với ngọn lửa màu đỏ tía; Na cháy với ngọn lửa màu vàng; K cháy với ngọn lửa màu tím nhạt.
Ví dụ: Sodium tác dụng vói oxygen trong không khí, có thể tạo ra sodium oxide.
4Na + O2 \( \to \) 2Na2O
sodium oxide
Lưu ý: Khi đốt kim loại trong môi trường giàu oxygen có thể thu được hợp chất peroxide, superoxide.
Ví dụ: K + O2 → KO2
Potassium superoxide
- Kim loại nhóm IA phản ứng với chlorine ở điều kiện thường tạo thành muối chloride.
2M + Cl2 \( \to \)2MCl
- Kim loại Li cần đun nhẹ, Na và K bốc cháy mạnh trong khí chlorine.
2K + Cl2 \( \to \) 2KCl
- Mức độ mãnh liệt của phản ứng tăng dần từ Li đến K.
- Khi tác dụng với nước, Li nổi trên mặt nước, Na nóng chảy thành hạt cầu và chạy trên mặt nước, K tự bùng cháy.
- Khả năng phản ứng của kim loại nhóm IA với nước tăng dần từ Li đến Cs.
- Thế điện cực chuẩn của kim loại nhóm IA rất nhỏ. Kim loại nhóm IA tác dụng mạnh với nước tạo thành dung dịch kiểm và giải phóng khí hydrogen:
2M(s) + 2H2O(l) \( \to \)2 MOH(aq) + H2(g) \({\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{o}}\) < 0
2Na(s) +2H2O(l) \( \to \)2NaOH(aq) + H2(g)
- Các kim loại nhóm IA được bảo quản trong dầu hoả, trong chân không hoặc trong khí hiếm.
- Ví dụ: Na, K thường được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hoả khan, Rb, Cs thường được bảo quản trong các ống thuỷ tinh hàn kín.