Lý thuyết trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng - Công nghệ 7>
Trồng rừng Bảo vệ rừng
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
BÀI 7: TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG
1. Trồng rừng
- Áp dụng để mở rộng và tăng độ che phủ cho đất rừng
- Bao gồm các bước: chuẩn bị cây con, làm đất trồng cây, trồng, chăm sóc rừng sau khi trồng.
- Trồng rừng đúng thời vụ, đúng kĩ thuật, chọn ngày có thời tiết tốt, râm mát, mưa nhỏ, lặng gió và đất đủ ẩm
1.1 Chuẩn bị
a. Chuẩn bị cây con
- Giống cây: cây con có bầu đất và cây con rễ trần
- Đảm bảo số lượng và chất lượng giống tốt
- Trồng ngay khi xuất cây con khỏi vườn ươm. Nếu chưa trồng ngay thì để nơi thoáng mát, đủ ẩm, đất bằng phẳng trong không quá 15 ngày
b. Làm đất trồng cây
Đào hố là cách làm đất phổ biến trong trồng rừng ở nước ta hiện nay, bao gồm:
- Vạt sạch cỏ, cuốc lớp đất màu để riêng một bên
- Bón phân lót. Lấp đất đã trộn phân bón vào hố
- Lấp hố
1.2 Trồng rừng bằng cây con
a. Trồng bằng cây con có bầu đất
Áp dụng ở những vùng đất xấu, đồi núi trọc, quy trình như sau:
- Chuẩn bị diện tích đất để trồng
- Tạo lỗ
- Rạch lớp vỏ bầu
- Đặt cả bầu cây vào hố
- Lấp đất lần 1
- Lấp đất lần 2
- Vun gốc cây
b. Trồng bằng cây con rễ trần
Áp dụng ở những vùng đất tốt và ẩm, với những cây phục hồi nhanh, có bộ rễ khoẻ; quy trình gồm:
- Tạo lỗ
- Đặt cây vào hố
- Lấp đất
- Vun gốc cây
Ngoài ra, còn phương pháp gieo hạt vào hố, áp dụng ở những nơi đất còn tốt, thời tiết thuận lợi.
1.3 Chăm sóc rừng sau khi trồng
Việc chăm sóc được thực hiện với các công việc như:
- Làm cỏ
- Xới đất, vun gốc
- Phát quang
- Tỉa và trồng dặm
- Bón phân
- Làm rào bảo vệ
2. Bảo vệ rừng
2.1 Sự cần thiết phải bảo vệ rừng
Mục đích:
- Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có
- Bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao giúp ích cho đời sống và sản xuất của xã hội
2.2 Biện pháp bảo vệ rừng
- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho những người xung quanh về bảo vệ, phát triển rừng.
- Các địa phương, đơn vị, chủ rừng chủ động thực hiện các phương án tuần tra, canh gác, phòng cháy, chữa cháy rừng; chuẩn bị sẵn sàng máy móc, trang thiết bị dụng cụ chữa cháy.
- Nghiêm cấm mọi hành động phá hoại rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, săn bắt, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản cũng như các loài động vật bị cấm khai thác, săn bắt,..
Các bài khác cùng chuyên mục