Lý thuyết quy trình trồng trọt - Công Nghệ 7>
Chuẩn bị đất trồng Chuẩn bị giống cây trồng
BÀI 3: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT
1. Chuẩn bị đất trồng
1.1 Mục đích
- Đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt
- Làm đất tơi xốp; đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng; loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm sâu, bệnh hại cho cây trồng.
- Dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây phát triển
1.2 Các bước thực hành
- Bước 1: Xác định diện tích đất trồng
- Bước 2: Vệ sinh đất trồng
+ Thu dọn tàn dư cây trồng: nhổ bỏ thân, gốc, rễ cây trồng cũ
+ Diệt cỏ dại
- Bước 3: Làm đất và cải tạo đất
+ Cày bừa; xáo trộn lớp đất mặt
+ Lên luống hoặc đắp mô
+ Bón phân: phân lót
+ Bón vôi (khử phèn, khử mặn)
2. Chuẩn bị giống cây trồng
2.1 Mục đích
Nhằm đảm bảo hạt giống hoặc cây con khoẻ mạnh, sạch sâu, bệnh, đủ số lương giống để gieo trồng trên diện tích đất đã chuẩn bị trước.
2.2 Các bước thực hành
Bước 1: Lựa chọn giống để gieo trồng:
- Hạt giống: kích thước hạt đồng đều,chắc, không bị sâu bệnh, không lẫn với giống khác.
- Cây con: cây khỏe, đồng đều, không sâu bệnh.
Bước 2: Xử lí giống trước khi gieo trồng:
- Hạt giống: Đảm bảo hạt đã hút no nước, nứt vỏ hoặc nhủ mầm.
- Cây con: không còn cành cỏ lá héo, gãy, thủng, biến dạng, lá bị đốm đen, đốm nâu hoặc đổi màu bất thường.
Bước 3: Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con:
- Đảm bảo đủ số lượng hạt giống/ cây con trên diện tích đất trồng.
3. Gieo trồng
3.1 Mục đích
Để cây được trồng ở điều kiện khí hậu, mật độ thích hợp, giúp cây phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao.
3.2 Các bước thực hành
Bước 1: Xác định thời vụ, phương tiện, cách thức gieo trồng:
- Thời vụ gieo trồng phù hợp với hạt giống/ cây con dự định trồng: Thường mỗi loại cây trồng sẽ thích hợp với trong một vài khoảng thời gian trong năm. Người ta phải dựa vào đó để tiến hành gieo trồng.
- Xác định phương tiện, cách thức gieo trồng.
Bước 2: Kiểm tra hạt giống hoặc cây giống và đất trồng:
- Hạt giống/cây con khỏe, không sâu, bệnh và hạt đã được ngâm ủ (nếu cần).
- Đất đủ ẩm, tơi xốp.
Bước 3: Tiến hành gieo trồng:
- Khoảng cách các hạt/ cây đều nhau.
- Độ sâu khi đặt hạt giống/cây con phù hợp với giống cây. Phải đảm bảo khoảng cách giữa các cây đủ thoáng
4. Chăm sóc cây
4.1 Mục đích
Nhằm nuôi dưỡng, bảo vệ, phòng trừ các yếu tố gây hại cho cây
4.2 Các công việc chăm sóc cây trồng
(1) Tỉa dặm cây: Đảm bảo khoảng cách giữa các hàng, giữa các cây và mật độ cây như ban đầu.
(2) Làm cỏ, vun xới:
- Đất sạch cỏ dại, không có sâu bệnh, có thể là vun luống ( nếu cần)
- Đất tơi xốp
(3) Bón phân thúc:
- Cung cấp đúng loại phân, đúng thời điểm, đủ chất dinh dưỡng và cân đối, phù hợp với giống cây trồng.
(4) Tưới nước, tiêu nước:
- Tưới nước đầy đủ và kịp thời
- Tiêu nước kịp thời và nhanh chóng.
(5) Phòng trừ, sâu bệnh:
- Cây không bị sâu, bệnh
- Lá nguyên vẹn
- Thân không bị sâu đục
- Cây không bị héo do thối rễ.
5. Thu hoạch
5.1 Mục đích
- Nhằm đảm bảo thu được số lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt tiêu chuẩn
- Tuỳ từng loại cây trồng mà có phương pháp thu hoạch khác nhau
- Nên thu hoạch vào những lúc mát mẻ, không nắng gắt, không mưa
5.2 Các bước thực hành
(1) Kiểm tra sản phẩm cây trồng: Sản phẩm đạt độ chín, kích thước, độ tuổi,... tùy loại cây trồng.
(2) Tiến hành thu hoạch: Đúng thời điểm, nhanh, hạn chế rơi vãi.
Các bài khác cùng chuyên mục