Lý thuyết Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo>
- Cơ sở hình thành: Diễn ra trên nền tảng kế thừa hai cuộc cách mạng công nghiệp trước.
GÓP Ý HAY - NHẬN NGAY QUÀ CHẤT
Gửi góp ý cho Loigiaihay.com và nhận về những phần quà hấp dẫn
Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
I. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
1. Bối cảnh lịch sử
- Cơ sở hình thành:
+ Diễn ra trên nền tảng kế thừa hai cuộc cách mạng công nghiệp trước.
+ Được thúc đẩy bởi Thế chiến thứ hai và Chiến tranh lạnh -> xuất hiện nhiều phát minh, thành tựu khoa học mới.
- Bối cảnh nhân loại:
+ Từ nửa sau thế kỷ XX, nguồn năng lượng và vật liệu dần cạn kiệt.
+ Biến đổi khí hậu đe dọa sự sống, yêu cầu cấp thiết là tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế, hướng tới bảo vệ môi trường bền vững.
- Cuộc cách mạng công nghệ bắt đầu từ Mỹ, dựa vào các ngành như điện tử – công nghệ thông tin; tự động hóa sản xuất; khoa học – kỹ thuật,…
- Mục tiêu của cách mạng công nghiệp lần thứ ba giúp khoa học và kĩ thuật kết hợp chặt chẽ thành từng một thể thống nhất, tạo sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy cách mạng công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn, hiệu quả.
Albert Einstein (1879-1955)
2. Thành tựu tiêu biểu
- Trong khoa học cơ bản:
+ Thành tựu lớn trong Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học…
+ Tiêu biểu: sinh sản vô tính, giải mã ADN, thuyết tương đối, tia laser,…
- Tự động hóa sản xuất:
+ Các nhà khoa học cho ra đời nhiều phát minh về công cụ sản xuất mới (hệ thống máy tự động, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, in-tơ-nét,…)
+ Mục đích: nhằm tự động hóa sản xuất dựa vào máy tính.
- Nguồn năng lượng và vật liệu mới:
+ Vật liệu mới, năng lượng mới phong phú, vô tận được ứng dụng rộng rãi.
+ Giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ: có những tiến bộ vượt bậc nhờ các phát minh và thành tựu như: máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc,….
- Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp: có những tiến bộ nhảy vọt trong trong phương pháp lai tạo giống, chống sâu bệnh,…
- Công nghệ tiên tiến hiện đại: giúp liên kết toàn cầu, hình thành mạng máy tính toàn cầu, góp phần kết nối các khu vực trên thế giới, chuyển sang thời kì “Văn minh thông tin”,Kỷ nguyên số hóa toàn cầu.
Ghép nối thành công giữa hai con tàu vũ trụ A-pô-lô và Sô-y-úc trong chương trình hợp tác không gian giữa Mtx và Liên Xô (7/1975)
Máy tính Xê-rốc An tô
II: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
1. Bối cảnh lịch sử:
- Nguyên nhân:
+ Xuất phát từ thành tựu của ba cuộc cách mạng công nghiệp trước.
+ Bước vào thế kỷ XXI, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ nên nhu cầu hợp tác quốc tế tăng cao.
- Các vấn đề toàn cầu: như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số, dịch bệnh,… cùng với các vấn đề như chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia,…
=> Trước nhu cầu đó, cần tiến hành một cuộc cách mạng mới được đặt ra trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI.
2. Thành tựu tiêu biểu
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh với các yếu tố cốt lõi:
+ Trí tuệ nhân tạo (AI)
+ Vạn vật kết nối (IoT)
+ Dữ liệu lớn (Big Data)
- Công nghệ IoT với hàng loạt hệ thống cảm biến và đầu đo (sensor) được áp dụng vào các lĩnh vực nông nghiệp, y dược, chế biến thực phẩm,…
- Trong lĩnh vực y tế, cỗ máy IBM Oát-xơn hỗ trợ tích cực cho quá trình khám bệnh và chữa bệnh cho các bệnh nhân.
- Trong lĩnh vực vật lí, các người máy thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, vật liệu mới,… góp phần thay đổi sâu sắc cuộc sống con người.
- Trong lĩnh vực tự động hóa, sử dụng các thiết bị máy móc, năng lượng tái tạo, quản lí hành trình và điều chỉnh cân bằng tạo ổn định cho tàu bè, máy bay,… giảm sự can thiệp của con người đến mức tối thiểu.
Một số thành tựu mà cuộc cách mạng lần thứ tư
III. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
Kinh tế
- Tăng năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu sản xuất, kinh tế.
- Hình thành ngành nghề mới, đặc biệt trong công nghệ và sản xuất thông minh.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã:
+ Thúc đẩy trí tuệ nhân tạo, Internet, điện thoại thông minh, công nghệ hiện đại vào sản xuất.
+ Ảnh hưởng đến nghệ thuật, dịch thuật,… thay đổi sâu sắc chất lượng sống con người.
Xã hội
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đã làm cho sự phân công lao động và chuyên môn hóa sâu sắc.
- Các ngành sản xuất phi vật chất (giáo dục, du lịch, tài chính…) ngày càng được nâng cao và phát triển mạnh. Tuy nhiên, tính chất và hình thức lao động hoàn toàn khác nhau đã làm thay đổi cách nghĩ, cách sống, phương thức làm việc và quan hệ của con người trong xã hội.
- Đồng thời, sự tự động hóa đặt ra nguy cơ thất nghiệp toàn cầu, bất ổn xã hội – chính trị nếu không thích nghi kịp.
Văn hoá
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư góp phần thúc đẩy sự đa dạng văn hóa trên cơ sở kết nối toàn cầu -> gắn kết toàn cầu sâu sắc hơn, hình thành văn hoá toàn cầu.
- Những thành tựu góp phần thay đổi lối sống, gắn nhiều hơn với “không gian mạng”, “thế giới ảo”,… Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng làm ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống như yếu tố văn hóa ngoại lai; sự phụ thuộc vào “thế giới mạng”,…


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sử 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Văn minh Tây Âu thời Phục hưng - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Văn minh Ấn Độ cổ-trung đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Văn minh Tây Âu thời Phục hưng - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Văn minh Ấn Độ cổ-trung đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo