Lý thuyết Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo>
- Từ thế kỉ XIV - XV, ở Tây Âu, công trường thủ công ra đời thay thế cho phường hội giúp năng suất lao động tăng nhanh.
GÓP Ý HAY - NHẬN NGAY QUÀ CHẤT
Gửi góp ý cho Loigiaihay.com và nhận về những phần quà hấp dẫn
Bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
I. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
1. Bối cảnh lịch sử
- Từ thế kỉ XIV - XV, ở Tây Âu, công trường thủ công ra đời thay thế cho phường hội giúp năng suất lao động tăng nhanh.
- Các cuộc phát kiến địa lí diễn ra trong các thế kỉ XV - XVI dẫn đến sự phát triển của thương mại biển, góp phần thúc đẩy sự nảy sinh của mầm mống tư bản chủ nghĩa.
- Thế kỉ XVII - XVIII, các cuộc cách mạng tư sản nổ ra và giành thắng lợi ở nhiều quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ đã tạo cơ sở cho chuyển biến từ sản xuất thủ công, quy mô nhỏ sang sản xuất bằng máy móc, quy mô lớn, mở ra thời kì cơ khí hoá trong sản xuất.
- Cuộc cách mạng lần thứ nhất diễn ra: Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh:
+ Anh là nước đầu tiên tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX.
+ Những phát minh kĩ thuật đầu tiên trong ngành dệt; từ ngành dệt phát triển sang các ngành công nghiệp luyện kim, giao thông vận tải.
+ Phạm vi: Cuộc cách mạng lan rộng ra nhiều quốc gia khác ở châu Âu và Bắc Mĩ.
+ Nguyên nhân: Anh là nước đầu tiên diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vì cách mạng tư sản nổ ra và thành công sớm; nguồn khoáng sản dồi dào; có lợi thế về vốn, nhân công và kĩ thuật.
2. Thành tựu tiêu biểu:
- Phát minh trong ngành dệt:
+ Năm 1733: Giôn Cay phát minh thoi bay, giúp tăng năng suất lao động.
+ Năm 1764: Giêm Ha-gri-vơ chế tạo máy kéo sợi Gien-ni.
Máy kéo sợi Gien-ni
+ Năm 1779: S. Crôm-tơn cải tiến thành máy kéo sợi nhỏ, đẹp và bền.
+ Năm 1785: Ê-cơn Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất gấp 40 lần.
- Phát minh trong ngành năng lượng:
+ 1782: Giêm Oát cải tiến máy hơi nước, làm tăng tốc độ sản xuất. Đầu thế kỉ XIX máy hơi nước dùng phổ biến ở Anh.
Động cơ máy hơi nước Giêm Oát
- Phát minh trong ngành luyện kim:
+ Năm 1735: Phát minh phương pháp nấu than cốc thay than củi.
+ Năm 1784: H. Cót-tin cải tiến cách luyện sắt (puddling) → sản xuất được sắt rèn chất lượng cao.
+ Năm 1885: H. Bét-xơ-me phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép.
Lò chuyển đổi Bessemer dưới dạng giản đồ
- Phát minh trong ngành giao thông vận tải:
+ Năm 1814: Máy xe lửa chạy bằng hơi nước, góp phần thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển.
+ Năm 1807: Tàu thủy chạy bằng hơi nước (R. Phơn-tơn chế tạo) thay cho những mái chèo hay cánh buồm trước đây.
Đầu máy “Locomotion”
=> Đến thế kỉ XIX, hệ thống đường sắt ở Tây Âu và Bắc Mỹ phát triển mạnh.
II: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
1. Bối cảnh lịch sử
- Sau Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
+ Nước Anh trở thành quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới.
+ Các nước Mỹ, Pháp, Ý, Đức... cũng tiến hành công nghiệp hóa.
- Đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XIX:
+ Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh.
+ Xuất hiện nhiều thành tựu khoa học – kỹ thuật mới.
+ Đặc biệt là sự ra đời của điện và động cơ đốt trong, từ đó hình thành Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
- Cách mạng công nghiệp lần 2 (Từ thập niên 70 TK XIX đến 1914):
+ Diễn ra trong bối cảnh công nghiệp hóa phát triển mạnh.
+ Gắn với sự phát triển của điện, giao thông vận tải, hóa học, luyện kim (thép),...
+ Đặc trưng của cách mạng công nghiệp này là sử dụng năng lượng điện, quá trình tự động hóa và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất quy mô lớn.
2. Thành tựu tiêu biểu
- Lĩnh vực điện năng:
+ M. Pha-ra-đây khám phá nguyên lý hoạt động của máy phát điện.
+ H. Pi-xi (1832): Chế tạo máy phát điện đầu tiên (dựa trên nguyên lý Pha-ra-đây).
+ G. Đi-na-mô: Sáng chế máy phát điện một chiều, nhanh chóng thay thế sức người, thúc đẩy công nghiệp hóa.
Máy phát điện một chiều Đi-na-mô
- Một số phát minh khoa học nổi bật:
+ Năm 1876: A-lếch-xan-đơ G. Ben đã điện thoại đầu tiên.
A-lếch-xan-đơ G. Ben phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên
+ Năm 1897: Tôm-xơn đưa ra thuyết điện tử, mở ra khả năng ứng dụng điện rộng rãi vào sản xuất.
- Cơ giới hóa – tự động hóa sản xuất:
Các phát minh của: T. Éc-xla, T. Ê-đi-xơn, G. Ôét-tinh-hao (Máy phát điện xoay chiều, động cơ điện,...) Thúc đẩy tự động hóa, cơ giới hóa, tạo nên dây chuyền sản xuất quy mô lớn.
- Giao thông – vận tải:
+ 1885 G. Đai-lơ: Chế tạo ô tô đầu tiên chạy bằng động cơ xăng.
Chiếc ô tô chạy bằng xăng đầu tiên của G. Đai-lơ.
+ Năm 1908: Công ty Pho ở Mỹ sản xuất ô tô Model T phổ biến ở Âu – Mỹ.
+ Cuối TK XIX – đầu TK XX: máy bay ra đời, mở đầu cách mạng giao thông hiện đại.
- Nguồn năng lượng mới:
+ Năm 1913: Tuốc bin hơi nước ra đời, cung cấp điện mạnh, chi phí rẻ hơn.
- Ngành công nghiệp dầu khí:
+ Phát hiện dầu mỏ: giúp thúc đẩy công nghiệp hiện đại, cung cấp nhiên liệu mới.
+ Năm 1885: G. Đai-lơ (Đức) – sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu ô tô.
+ Năm 1889: Giô-dép Đây – phát minh động cơ đốt trong, chuyển giao cho doanh nhân Mỹ, trở thành “Nguồn năng lượng của người nghèo” được ứng dụng rộng rãi vào máy móc như xe máy, máy bơm, nhà máy….


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sử 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Văn minh Tây Âu thời Phục hưng - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Văn minh Ấn Độ cổ-trung đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Văn minh Tây Âu thời Phục hưng - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Văn minh Ấn Độ cổ-trung đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo