Lý thuyết Bài tiết và cân bằng nội môi - Sinh học 11 Cánh diều>
Bài tiết là gì?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
BÀI 10. BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
Bài tiết là gì?
Bài tiết là quá trình loại bỏ khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa mà cơ thể không sử dụng, các chất độc hại và các chất dư thừa.
Cấu tạo của thận là gì?
-
Ở người gồm 2 quả thận, mỗi quả thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị chức năng gọi là nephron.
-
Các nephron tạo nên phần vỏ và phần tủy thận.
-
Mỗi nephron được cấu tạo từ cầu thận và ống thận
Chức năng của thận là gì?
-
Thận có chức năng tạo nước tiểu
-
Thận có chức năng ổn định thể tích và thành phần của thể dịch → duy trì sự sống của người và động vật.
Nội môi là gì?
Nội môi là môi trường bên trong cơ thể được tạo bởi máu, bạch huyết và dịch mô.
Cân bằng nội môi là gì?
-
Cân bằng nội môi là trạng thái trong đó các điều kiện lí hóa của môi trường trong cơ thể duy trì ổn định đảm bảo cho các tế bào, cơ quan hoạt động bình thường.
-
Trạng thái cân bằng nội môi được duy trì nhờ các hệ thống điều hòa cân bằng nội môi
Một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi là gì?
Vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi:
-
Thận điều hoà cân bằng muối và nước, qua đó duy trì áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể
-
Thận còn có vai trò duy trì ổn định pH máu qua điều chỉnh tiết H+ vào dịch lọc và tái hấp thu HCO3- từ dịch lọc trả về máu.
Vai trò của gan trong điều hòa cân bằng nội môi:
-
Gan điều hòa nồng độ của nhiều chất hòa tan như protein, glucose,... trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng nội môi.
Vai trò của phổi trong duy trì cân bằng nội môi:
-
Phổi thải CO2 từ máu vào môi trường, qua đó duy trì pH máu
Các biện pháp bảo vệ thận là gì?
-
Chế độ ăn hợp lí
-
Uống đủ nước
-
Không uống nhiều rượu, bia
-
Không sử dụng quá nhiều loại thuốc
Một số bệnh về hệ tiết niệu là gì?
-
Suy thận: là tình trạng suy giảm chức năng của thận
-
Sỏi thận: là do các chất thải trong nước tiểu kết lại với nhau và lắng đọng, lâu ngày tạo thành sỏi.
-
Viêm thận
-
Thận nhiễm mỡ,...
Tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kỳ các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi là gì?
-
Phát hiện tình trạng mất cân bằng nội môi sớm → kịp thời chữa trị và điều chỉnh khi bệnh còn nhẹ
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Bài tiết và cân bằng nội môi - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Bài tiết và cân bằng nội môi - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể - Sinh học 11 Cánh diều