Bài 1. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trang 5, 6, 7, 8 SGK Sinh 11 - Cánh diều>
Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được hấp thụ, chuyển hóa như thế nào?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
CH tr 5 Mở đầu
Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được hấp thụ, chuyển hóa như thế nào? |
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình quang hợp ở thực vật đã học trong chương trình Sinh 10.
Lời giải chi tiết:
Năng lượng cung cấp cho sinh giới dưới 2 dạng: quang năng và hóa năng, chủ yếu là ánh sáng mặt trời.
Quang năng được các sinh vật tự dưỡng hấp thụ và chuyển hóa thành hóa năng trong các liên kết hóa học của hợp chất hữu cơ nhờ quang hợp/hóa tổng hợp. Hợp chất hữu cơ chính là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của sinh vật tự dưỡng và các sinh vật khác.
CH 1:
Cho biết vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới. |
Một số loài sinh vật tự dưỡng phổ biến như: thực vật, tảo, vi khuẩn lam …
Lời giải chi tiết:
Sinh vật tự dưỡng đóng vai trò là sinh vật sản xuất, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật trong sinh giới.
CH tr 6
CH 1:
Quan sát hình 1.1 và mô tả quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong sinh giới. |
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 1.1 để mô tả quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong sinh giới:
Quá trình trao đổi chất trong sinh giới bắt đầu từ sinh vật sản xuất.
Sinh vật sản xuất tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng ánh sáng. Sinh vật dị dưỡng chỉ tổng hợp được chất hữu cơ từ chất hữu cơ có sẵn, gồm sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Sinh vật tiêu thụ như động vật sử dụng các sinh vật khác làm thức ăn. Sinh vật phân giải sử dụng xác của các sinh vật làm thức ăn.
Quá trình chuyển hóa năng lượng gồm 3 giai đoạn: tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
Bắt đầu từ quá trình chuyển hóa quang năng → hóa năng ở sinh vật tự dưỡng, sau đó dòng năng lượng được truyền qua các loài sinh vật để sử dụng cho các hoạt động sống, dự trữ và phần lớn trở lại môi trường dưới dạng nhiệt.
CH 2:
Quan sát hình 1.2 và mô tả các giai đoạn của quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới. |
Dựa vào hình 1.2 để mô tả từng giai đoạn trong quá trình chuyển hóa năng lượng tỏng sinh giới.
Quá trình chuyển hóa năng lượng gồm 3 giai đoạn: tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
(1) Tổng hợp: sinh vật quang tự dưỡng biến đổi quang năng thành hóa năng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ, giải phóng nhiệt.
(2) Phân giải: Cơ thể sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ thành ATP, giải phóng nhiệt.
(3) Huy động năng lượng: năng lượng dưới dạng ATP được cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
LT:
Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 1.1. |
Dựa vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong sinh giới để hoàn thành bảng.
Lời giải chi tiết:
CH tr 7
CH 1:
Hãy phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cấp cơ thể. |
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 1.3 để mô tả mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.
Ở sinh vật đa bào, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở cả cấp độ tế bào và cơ thể qua 3 giai đoạn:
(1) giữa môi trường ngoài và cơ thể;
(2) giữa môi trường trong và cơ thể;
(3) trong từng tế bào.
Cơ thể thu nhận các chất từ môi trường nhờ các cơ quan chuyên biệt (ở thực vật là lá và rễ; ở động vật là hệ tiêu hóa và hô hấp) sau đó vận chuyển tới từng tế bào.
Tại mỗi tế bào diễn ra quá trình biến đổi thành các dạng dễ sử dụng hơn, sau đó tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.
Tế bào phân giải các hợp chất hữu cơ giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Chất không được sử dụng sẽ được đào thải ra ngoài môi trường (nhờ rễ và lá ở thực vật và hệ bài tiết ở động vật).
CH tr 8
CH 1:
Cho biết vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật. Nêu ví dụ minh họa. |
Phương pháp giải:
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là hai quá trình diễn ra đồng thời trong suốt cuộc đời của cơ thể. Nhờ hai quá trình này mà cơ thể mới có thể tồn tại, lớn lên và thực hiện được các chức năng sống.
Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật:
-
Hấp thụ các chất dinh dưỡng và năng lượng từ môi trường ngoài
-
Biến đổi sản phẩm hấp thụ thành các chất tham gia cấu tạo cơ thể, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
-
Thải các chất không cần thiết ra môi trường ngoài.
Ví dụ:
-
Khi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ có đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để xây dựng, duy trì và phục hồi các tế bào, mô và cơ quan.
-
Khi chơi thể thao, cơ thể cần nhiều năng lượng để hoạt động nên sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng với tốc độ nhanh hơn biểu hiện là nhịp thở và nhịp tim tăng.
VD:
Cho biết ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh. |
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Trồng và bảo vệ cây xanh mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích:
-
Cung cấp oxygen, thức ăn cho con người và động vật.
-
Hấp thụ khí carbon dioxide góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất, hạn chế biến đổi khí hậu, làm sạch không khí …
- Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật trang 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 SGK Sinh 11 - Cánh diều
- Bài 3. Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật trang 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 SGK Sinh 11 - Cánh diều
- Bài 4. Quang hợp ở thực vật trang 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 SGK Sinh 11 - Cánh diều
- Bài 5. Hô hấp ở thực vật trang 36, 37, 38, 39 SGK Sinh 11 - Cánh diều
- Bài 6. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật trang 40, 41, 42, 43, 44 SGK Sinh 11 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Bài tiết và cân bằng nội môi - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Bài tiết và cân bằng nội môi - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh học 11 Cánh diều
- Lý thuyết Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể - Sinh học 11 Cánh diều