Lý thuyết: Bài 14. Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân>
Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân
1. Tính chất giao hoán của phép nhân
Tính và so sánh giá trị các biểu thức:
4 x 3 = 3 x 4
7 x 9 = 9 x 7
a x b = b x a Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi |
2. Tính chất kết hợp của phép nhân
Tính và so sánh giá trị các biểu thức:
(5 x 3) x 2 = 5 x (3 x 2)
(12 x 2) x 4 = 12 x (2 x 4)
(a x b) x c = a x (b x c) Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a x b x c như sau: a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c) |


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 4 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay