Toán lớp 4, giải bài tập SGK toán lớp 4 chân trời sáng tạo Chủ đề 4. Phân số SGK Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo

Toán lớp 4 trang 76 - Bài 78: Ôn tập phân số và các phép tính - SGK chân trời sáng tạo


Viết một phân số. a) Bé hơn 1 a) 4/7 của hình chữ nhật đã được tô màu có nghĩa là:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Chọn ý trả lời đúng.

a) $\frac{4}{7}$ của hình chữ nhật đã được tô màu có nghĩa là:

A. Chia hình chữ nhật thành 7 phần, tô màu 4 phần.

B. Chia hình chữ nhật thành 7 phần bằng nhau, tô màu 4 phần.

C. Chia hình chữ nhật thành 4 phần, tô màu 7 phần.

D. Chia hình chữ nhật thành 4 phần bằng nhau, tô màu 7 phần.

b) Phân số $\frac{6}{8}$ bằng phân số nào dưới đây:

A. $\frac{4}{3}$                

B. $\frac{{12}}{{16}}$    

C. $\frac{{15}}{{25}}$      

D. $\frac{6}{4}$

Phương pháp giải:

a) Phân số chỉ số phần được tô màu có mẫu số là tổng số phần bằng nhau và tử số là số phần được tô màu.

b) Áp dụng tính chất cơ bản của phân số để tìm phân số bằng $\frac{6}{8}$

Lời giải chi tiết:

a) $\frac{4}{7}$ của hình chữ nhật đã được tô màu có nghĩa là: Chia hình chữ nhật thành 7 phần bằng nhau, tô màu 4 phần.

Chọn B

b) Ta có $\frac{6}{8} = \frac{{6 \times 2}}{{8 \times 2}} = \frac{{12}}{{16}}$

Chọn B

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Viết một phân số:

a) Bé hơn 1.

b) Lớn hơn 1.

c) Bằng 1.

Phương pháp giải:

a) Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì bé hơn 1.

b) Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1

c) Phân số có tử số bằng mẫu số thì bằng 1

Lời giải chi tiết:

a) Phân số bé hơn 1 là: $\frac{{13}}{{14}}$

b) Phân số bé hơn 1 là: $\frac{8}{5}$

c) Phân số bằng 1 là: $\frac{9}{9}$

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Sắp xếp các số $\frac{7}{6}$ ; $\frac{2}{3}$ ; $\frac{3}{2}$ ; 1 theo thứ tự từ bé đến lớn.

Phương pháp giải:

So sánh các phân số rồi sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

Lời giải chi tiết:

Ta có $\frac{2}{3} < 1$ ;  $\frac{7}{6} > 1$ ; $\frac{3}{2} > 1$

Ta có $\frac{3}{2} = \frac{9}{6}$ . Mà $\frac{9}{6} > \frac{7}{6}$ nên $\frac{3}{2} > \frac{7}{6}$

Vậy các số sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là $\frac{2}{3}$ ; 1 ; $\frac{7}{6}$ ; $\frac{3}{2}$

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Tính.

Phương pháp giải:

- Muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hoặc trừ hai phân số đó.

- Muốn nhân hai phân số, ta nhân tử số với tử số, nhân mẫu số với mẫu số.

- Để thực hiện phép chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược

Lời giải chi tiết:

a) $\frac{5}{{14}} + \frac{1}{7} = \frac{5}{{14}} + \frac{2}{{14}} = \frac{7}{{14}} = \frac{1}{2}$                       

$\frac{1}{2} - \frac{1}{6} = \frac{3}{6} - \frac{1}{6} = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}$      

$\frac{5}{{12}} - \frac{1}{4} = \frac{5}{{12}} - \frac{3}{{12}} = \frac{2}{{12}} = \frac{1}{6}$                                              

$\frac{{26}}{{35}} + \frac{2}{5} = \frac{{26}}{{35}} + \frac{{14}}{{35}} = \frac{{40}}{{35}} = \frac{8}{7}$

b) $\frac{4}{{21}} \times \frac{9}{8} = \frac{{4 \times 9}}{{21 \times 8}} = \frac{{4 \times 3 \times 3}}{{7 \times 3 \times 4 \times 2}} = \frac{3}{{14}}$                        

$\frac{1}{8} \times 2 = \frac{2}{8} = \frac{1}{4}$   

$\frac{2}{3}:\frac{1}{{12}} = \frac{2}{3} \times \frac{{12}}{1} = 8$              

$\frac{{18}}{{27}}:1 = \frac{{18}}{{27}} = \frac{2}{3}$

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Số?

a) $\frac{3}{8} - ..... = 0$

b) $..... \times \frac{2}{9} = 2$

c) $.......:\frac{{15}}{{17}} = 0$

Phương pháp giải:

a) Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu

b) Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số kia.

c) Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia

Lời giải chi tiết:

a) $\frac{3}{8} - ..... = 0$

    $\frac{3}{8} - 0 = \frac{3}{8}$

b) $..... \times \frac{2}{9} = 2$

    $2:\frac{2}{9} = 9$

c) $.......:\frac{{15}}{{17}} = 0$

    $0 \times \frac{{15}}{{17}} = 0$

Câu 6

Video hướng dẫn giải

Tính.

a) $\left( {\frac{3}{4} + \frac{2}{8}} \right) \times \frac{{17}}{{18}}$

b) $\frac{3}{2} \times \frac{5}{8} - \frac{1}{2} \times \frac{5}{8}$

Phương pháp giải:

a) Với biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính ở trong ngoặc trước

b) Áp dụng công thức: a x b – a x c = a x (b – c)

Lời giải chi tiết:

a) $\left( {\frac{3}{4} + \frac{2}{8}} \right) \times \frac{{17}}{{18}} = \left( {\frac{6}{8} + \frac{2}{8}} \right) \times \frac{{17}}{{18}} = 1 \times \frac{{17}}{{18}} = \frac{{17}}{{18}}$

b) $\frac{3}{2} \times \frac{5}{8} - \frac{1}{2} \times \frac{5}{8} = \frac{5}{8} \times \left( {\frac{3}{2} - \frac{1}{2}} \right) = \frac{5}{8} \times 1 = \frac{5}{8}$

Câu 7

Video hướng dẫn giải

Buổi sáng và buổi chiều Vân uống 2 $\ell $ nước. Biết buổi chiều Vân uống nhiều hơn buổi sáng $\frac{1}{4}$ $\ell $ nước. Hỏi mỗi buổi Vân uống bao nhiêu lít nước?

Phương pháp giải:

Số lít nước uống buổi chiều = (tổng + hiệu) : 2

Số lít nước uống buổi sáng = Số lít nước uống buổi chiều – hiệu số lít nước ở hai buổi

Lời giải chi tiết:

Số lít nước Vân uống buổi chiều là:

$\left( {2 + \frac{1}{4}} \right):2 = \frac{9}{8}$ (lít)

Số lít nước Vân uống buổi sáng là:

$\frac{9}{8} - \frac{1}{4} = \frac{7}{8}$ (lít)

Đáp số: Buổi chiều: $\frac{9}{8}$ lít; buổi sáng: $\frac{7}{8}$ lít

Câu 8

Video hướng dẫn giải

Câu nào đúng, câu nào sai?

Toàn bộ học sinh lớp 4D trong bức tranh dưới đây đã tham dự Ngày hội làm việc tốt.

a) Lớp 4D có tất cả 32 học sinh.

b) $\frac{1}{4}$ số học sinh lớp 4D tham gia trồng cây xanh.

c) Một nửa số học sinh lớp 4D làm vệ sinh môi trường.

d) Số học sinh trồng cây gấp $\frac{3}{2}$ lần số học sinh chăm sóc người già.

Phương pháp giải:

- Dựa vào bức tranh để xác định câu đúng, câu sai

- Muốn tìm phân số của một số, ta lấy số đó nhân với phân số đã cho.

Lời giải chi tiết:

a) Đúng

b) Sai (vì $\frac{1}{4}$ số học sinh lớp 4D là 8 bạn mà trong bức tranh có 9 bạn tham gia trồng cây xanh)

c) Sai (vì một nửa số học sinh lớp 4D là 16 bạn, mà trong bức tranh có 17 bạn làm vệ sinh môi trường)

d) Đúng

Thử thách

Video hướng dẫn giải

Bạn Tí pha được một cốc nước chanh đầy. Tí uống một hơi hết $\frac{1}{3}$ cốc nước chanh. Thấy ngọt quá, Tí pha thêm nước cho đầy cốc rồi uống $\frac{2}{3}$ cốc. Thấy vẫn còn ngọt, Tí lại pha thêm nước cho đầy cốc rồi uống cạn.

Tính lượng nước bạn Tí đã pha thêm vào cốc nước chanh.

Phương pháp giải:

- Tìm lượng nước Tí pha thêm mỗi lần

- Tính tổng lượng nước đã pha thêm

Lời giải chi tiết:

Lần thứ nhất: Tí uống $\frac{1}{3}$ cốc nước chanh rồi pha thêm nước cho đầy cốc nên lượng nước pha thêm là $\frac{1}{3}$ cốc.

Lần thứ hai: Tí uống $\frac{2}{3}$ cốc nước chanh rồi pha thêm nước cho đầy cốc nên lượng nước pha thêm là $\frac{2}{3}$ cốc.

Vậy lượng nước bạn Tí đã pha thêm là $\frac{1}{3} + \frac{2}{3} = 1$ (cốc)

              Đáp số: 1 cốc

Họa động thực tế

Video hướng dẫn giải

Viết phân số tối giản chỉ số học sinh dưới đây trong lớp em.

a) Số học sinh nữ.

b) Số học sinh nam.

c) Số đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Phương pháp giải:

Học sinh tự thực hiện

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự thực hiện


Bình chọn:
3.4 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 4 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí