Kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 Địa lí 8 - Đề số 2
Đề bài
Kiểu khí hậu gió mùa phân bố ở khu vực nào của châu Á?
-
A.
Đông Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á
-
B.
Đông Bắc Á, Tây Nam Á, Nam Á
-
C.
Đông Nam Á, Bắc Á, Đông Á
-
D.
Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á
Ý nghĩa tự nhiên của các con sông lớn ở châu Á là
-
A.
phát triển thủy điện.
-
B.
cung cấp nguồn lợi thủy sản lớn.
-
C.
phát triển giao thông đường thủy.
-
D.
bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Sông ngòi châu Á không có đặc điểm nào sau đây?
-
A.
Mạng lưới sông ngòi khá phát triển.
-
B.
Phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.
-
C.
Chủ yếu là các con sông nhỏ, chỉ có một vài hệ thống sông lớn.
-
D.
Các con sông Bắc Á có giá trị chủ yếu về thủy điện và giao thông.
Loại khoáng sản xuất khẩu quan trọng nhất của các nước Tây Nam Á và Trung Á là
-
A.
Than đá.
-
B.
Dầu mỏ.
-
C.
Sắt.
-
D.
Crôm.
Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn
-
A.
Ki-tô giáo và Phật giáo.
-
B.
Hồi giáo và Ki-tô giáo.
-
C.
Ấn Độ giáo và Phật giáo.
-
D.
Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Đây là quốc gia sớm thực hiện cải cách đất nước, đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng?
-
A.
Nhật Bản.
-
B.
Trung Quốc.
-
C.
Hàn Quốc.
-
D.
Thái Lan.
Khu vực Trung Á tập trung nhiều hoang mạc, bán hoang mạc. Nguyên nhân chủ yếu do
-
A.
vị trí nằm sâu trong nội địa kết hợp bức chắn địa hình.
-
B.
ảnh hưởng của gió Tín phong khô nóng.
-
C.
có dòng biển lạnh chảy ven bờ.
-
D.
sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến.
Nhân tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á?
-
A.
Địa hình.
-
B.
Khí hậu.
-
C.
Nguồn nước.
-
D.
Khoáng sản.
Cây lúa phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Nguyên nhân chính vì
-
A.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
B.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa màu mỡ.
-
C.
Nguồn nước phong phú.
-
D.
Chính sách phát triển của Nhà nước.
Trong thời Cổ đại, đã xuất hiện con đường vận chuyển hàng hóa nổi tiếng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu, đó là
-
A.
tuyến đường sắt đông – tây.
-
B.
con đường tơ –lụa.
-
C.
tuyến đường biển đông – tây.
-
D.
con đường gốm sứ.
Lời giải và đáp án
Kiểu khí hậu gió mùa phân bố ở khu vực nào của châu Á?
-
A.
Đông Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á
-
B.
Đông Bắc Á, Tây Nam Á, Nam Á
-
C.
Đông Nam Á, Bắc Á, Đông Á
-
D.
Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á
Đáp án : D
Khí hậu gió mùa phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á
Ý nghĩa tự nhiên của các con sông lớn ở châu Á là
-
A.
phát triển thủy điện.
-
B.
cung cấp nguồn lợi thủy sản lớn.
-
C.
phát triển giao thông đường thủy.
-
D.
bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Đáp án : D
Xác định từ khóa: ý nghĩa tự nhiên
Ý nghĩa tự nhiên của các con sông lớn ở châu Á là cung cấp phù sa bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn ở vùng hạ lưu sông.
Ví dụ: Đồng bằng Hoa Bắc hình thành do phù sa sông Hoàng Hà bồi đắp, đồng bằng Ấn – Hằng hình thành do phù sa hệ thống sông Ấn – Hằng..
Sông ngòi châu Á không có đặc điểm nào sau đây?
-
A.
Mạng lưới sông ngòi khá phát triển.
-
B.
Phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.
-
C.
Chủ yếu là các con sông nhỏ, chỉ có một vài hệ thống sông lớn.
-
D.
Các con sông Bắc Á có giá trị chủ yếu về thủy điện và giao thông.
Đáp án : C
Liên hệ các đặc điểm của sông ngòi châu Á.
Mạng lưới sông ngòi châu Á khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn (sông Hoàng Hà, Trường Giang, A-mua, Ô-bi, Lê-na, Ấn – Hằng…)
=> Nhận xét chủ yếu là các sông nhỏ, chỉ có một vài hệ thống sông lớn là không đúng.
Loại khoáng sản xuất khẩu quan trọng nhất của các nước Tây Nam Á và Trung Á là
-
A.
Than đá.
-
B.
Dầu mỏ.
-
C.
Sắt.
-
D.
Crôm.
Đáp án : B
Liên hệ loại khoáng sản phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
Các nước Tây Nam Á và Trung Á phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có. Đây là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuận cho các nước này.
Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn
-
A.
Ki-tô giáo và Phật giáo.
-
B.
Hồi giáo và Ki-tô giáo.
-
C.
Ấn Độ giáo và Phật giáo.
-
D.
Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Đáp án : C
Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Đây là quốc gia sớm thực hiện cải cách đất nước, đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng?
-
A.
Nhật Bản.
-
B.
Trung Quốc.
-
C.
Hàn Quốc.
-
D.
Thái Lan.
Đáp án : A
Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX, Nhật Bản đã sớm thoát khỏi chế độ phong kiến lỗi thời và mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng
Khu vực Trung Á tập trung nhiều hoang mạc, bán hoang mạc. Nguyên nhân chủ yếu do
-
A.
vị trí nằm sâu trong nội địa kết hợp bức chắn địa hình.
-
B.
ảnh hưởng của gió Tín phong khô nóng.
-
C.
có dòng biển lạnh chảy ven bờ.
-
D.
sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến.
Đáp án : A
Liên hệ vị trí địa lí của vùng.
Khu vực Trung Á có vị trí nằm sâu trong nội địa kết hợp với các dãy núi cao bao bọc phía nam tạo nên bức chắn địa hình lớn ngăn cản các luồng gió ẩm từ biển thổi vào. Khí hậu của vùng khô hạn, ít mưa, hình thành các dạng địa hình hoang mạc và bán hoang mạc.
Nhân tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á?
-
A.
Địa hình.
-
B.
Khí hậu.
-
C.
Nguồn nước.
-
D.
Khoáng sản.
Đáp án : D
Dân cư tập trung đông đúc ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á
=> Liên hệ đặc điểm tự nhiên của các khu vực này.
Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á. Đây là những khu vực có khí hậu mang tính chất gió mùa với lượng mưa lớn, tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, giáp biển, nguồn nước dồi dào (nhiều hệ thống sông) => thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế.
Ngược lại các khu vực có khí hậu khắc nghiệt hoặc địa hình núi cao hiểm trở, nguồn nước khan hiếm (Tây Nam Á, Bắc Á và vùng nội địa) dân cư phân bố thưa thớt hơn, mặc dù đây là nơi có nguồn khoáng sản giàu có (các mỏ kim loại, dầu mỏ).
=> Như vậy, nhân tố địa hình, khí hậu, nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư châu Á. Ngược lại nhân tố khoáng sản ít ảnh hưởng nhất đến sự phân bố dân cư.
Cây lúa phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Nguyên nhân chính vì
-
A.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
B.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa màu mỡ.
-
C.
Nguồn nước phong phú.
-
D.
Chính sách phát triển của Nhà nước.
Đáp án : B
Liên hệ đặc điểm sinh thái của cây lúa.
Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (lượng mưa, độ ẩm lớn), tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ (đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Ấn – Hằng,…). Đặc điểm khí hậu và đất đai khu vực này thích hợp với điều kiện sinh thái cây lúa (thích hợp với khí hậu nóng ẩm, đất phù sa màu mỡ).
Trong thời Cổ đại, đã xuất hiện con đường vận chuyển hàng hóa nổi tiếng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu, đó là
-
A.
tuyến đường sắt đông – tây.
-
B.
con đường tơ –lụa.
-
C.
tuyến đường biển đông – tây.
-
D.
con đường gốm sứ.
Đáp án : B
Đây là con đường giao thương lớn nhất thời cổ đại, bắt đầu từ Trung Quốc, con người vận chuyển các hàng hóa như vải lụa, gấm vóc, gốm, sứ…từ phương Đông sang các nước phương Tây.
Trong thời Cổ đại, đã xuất hiện con đường vận chuyển hàng hóa nổi tiếng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu, đó là “con đường tơ lụa”. Con đường tơ lụa được coi là con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và là cầu nối giữa hai nền văn hóa Đông và Tây.
Các bài khác cùng chuyên mục