Đề thi giữa kì 1 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Vùng Xi-bia đặc trưng với kiểu cảnh quan tự nhiên nào?

  • A.

    Rừng lá rộng.

  • B.

    Xavan và cây bụi.

  • C.

    Thảo nguyên.

  • D.

    Rừng lá kim.

Câu 2 :

Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực địa hình nào sau đây?

  • A.

    Đồng bằng ven biển.

  • B.

    Cao nguyên badan.

  • C.

    Sơn nguyên đá vôi.

  • D.

    Bán bình nguyên.

Câu 3 :

Nằm kẹp giữa hai dãy núi Gát Tây và Gát Đông là

  • A.

    sơn nguyên Đê-can.

  • B.

    bán đảo A-ráp.

  • C.

    đồng bằng Ấn – Hằng.

  • D.

    hoang mạc Tha.

Câu 4 :

Khu vực Nam Á xuất hiện cảnh quan núi cao do

  • A.

    có vùng núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ.

  • B.

    nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • C.

    nằm trong đới khí hậu ôn đới.

  • D.

    có sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.

Câu 5 :

Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á 

  • A.

    Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

  • B.

    Khí hậu khắc nghiệt, khô hạn.

  • C.

    Tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột.

  • D.

    Tình hình chính trị - xã hội không ổn định.

Câu 6 :

Các khoáng sản chủ yếu của châu Á là

  • A.

    dầu mỏ, khí đốt, kim cương, vàng, chì, kẽm.

  • B.

    kim cương, vàng, chì, kẽm, thạch anh.

  • C.

    dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc.

  • D.

    khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, cao lanh, đá vôi..).

Câu 7 :

Thuộc nhóm các nước công nghiệp mới ở châu Á là

  • A.

    Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

  • B.

    Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc.

  • C.

    Trung Quốc, Hàn Quốc, Mã Lai.

  • D.

    Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan.

Câu 8 :

Trên vùng núi cao Hi-ma-lay-a, khí hậu phân hóa theo

  • A.

    bắc – nam.

  • B.

    đông – tây.

  • C.

    vị trí gần hoặc xa biển.

  • D.

    độ cao.

Câu 9 :

Ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với các nước Tây Nam Á là

  • A.

    công nghiệp luyện kim.

  • B.

    cơ khí, chế tạo máy.

  • C.

    khai thác và chế biến dầu mỏ.

  • D.

    sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 10 :

Đặc điểm vị trí địa lí châu Á

  • A.

    Là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

  • B.

    Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

  • C.

    Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.

  • D.

    Phía Tây tiếp giáp châu Mĩ.

Câu 11 :

Sông ngòi châu Á không có đặc điểm nào sau đây?

  • A.

    Mạng lưới sông ngòi khá phát triển.

  • B.

    Phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

  • C.

    Chủ yếu là các con sông nhỏ, chỉ có một vài hệ thống sông lớn.

  • D.

    Các con sông Bắc Á có giá trị chủ yếu về thủy điện và giao thông.

Câu 12 :

Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A.

    Dân số tăng nhanh.

  • B.

    Gia tăng tình trạng đói nghèo.

  • C.

    Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

  • D.

    Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Câu 13 :

Tây Nam Á không tiếp giáp với biển

  • A.

    Địa Trung Hải.

  • B.

    A-rap.

  • C.

    Ca-xpi.

  • D.

    Gia-va.

Câu 14 :

Khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, điều hòa hơn so với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, nguyên nhân chủ yếu vì

  • A.

    ảnh hưởng của biển Đông nên các khối khí vào nước ta được tăng cường lượng ẩm.

  • B.

    nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi.

  • C.

    nước ta nằm ở vùng vĩ độ thấp, gần khu vực xích đạo.

  • D.

    do ảnh hưởng của các dòng biển nóng.

Câu 15 :

Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước

  • A.

    công nghiệp mới

  • B.

    công nghiệp phát triển.

  • C.

    đang phát triển.

  • D.

    kém phát triển.

Câu 16 :

Cây lúa phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Nguyên nhân chính vì

  • A.

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

  • B.

    Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa màu mỡ.

  • C.

    Nguồn nước phong phú.

  • D.

    Chính sách phát triển của Nhà nước.

Câu 17 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Tây Bắc của Nam Á là

  • A.

    khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.

  • B.

    có nhiều thiên tai động đất, núi lửa.

  • C.

    tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

  • D.

    địa hình núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh.

Câu 18 :

Nhân tố nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến sự tập trung dân cư đông đúc ở đồng bằng Ấn – Hằng?

  • A.

    Lịch sử khai thác lãnh thổ.

  • B.

    Đặc điểm địa hình, khí hậu, nguồn nước.

  • C.

    Tài nguyên khoáng sản.

  • D.

    Hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Câu 19 :

Có hàng chục núi lửa hoạt động ở các đảo và quần đảo phía đông ven Thái Bình Dương là do

  • A.

    nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương.

  • B.

    nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  • C.

    địa hình chủ yếu là đồi núi.

  • D.

    phát triển thủy điện, xây dựng nhiều công trình lớn.

Câu 20 :

Các nền văn hoá - văn minh phương Đông thường xuất hiện gắn liền với nhân tố nào sau đây?

  • A.

    Các con sông lớn.

  • B.

    Các vùng núi, cao nguyên đồ sộ.

  • C.

    Các vùng biển lớn.

  • D.

    Các mỏ khoáng sản lớn.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Vùng Xi-bia đặc trưng với kiểu cảnh quan tự nhiên nào?

  • A.

    Rừng lá rộng.

  • B.

    Xavan và cây bụi.

  • C.

    Thảo nguyên.

  • D.

    Rừng lá kim.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vùng Xi-bia là nơi phân bố chủ yếu của cảnh quan rừng lá kim, phân bố ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần Đông Xi-bia.

Câu 2 :

Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực địa hình nào sau đây?

  • A.

    Đồng bằng ven biển.

  • B.

    Cao nguyên badan.

  • C.

    Sơn nguyên đá vôi.

  • D.

    Bán bình nguyên.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ khu vực địa hình có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế, giao thông đi lại...

Lời giải chi tiết :

Dân cư châu Á tập trung đông dúc nhất ở khu vực đồng bằng ven biển rộng lớn: đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, các khu vực đồng bằng ven biển phía đông thuộc Đông Nam Á. Vùng đồng bằng ven biển có địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào...thuận lợi cho sinh sống, phát triển kinh tế.

Câu 3 :

Nằm kẹp giữa hai dãy núi Gát Tây và Gát Đông là

  • A.

    sơn nguyên Đê-can.

  • B.

    bán đảo A-ráp.

  • C.

    đồng bằng Ấn – Hằng.

  • D.

    hoang mạc Tha.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nằm kẹp giữa hai dãy núi Gát Tây và Gát Đông là sơn nguyên Đê-can.

Câu 4 :

Khu vực Nam Á xuất hiện cảnh quan núi cao do

  • A.

    có vùng núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ.

  • B.

    nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • C.

    nằm trong đới khí hậu ôn đới.

  • D.

    có sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cảnh quan núi cao hình thành trên dãy núi có độ cao lớn trên 2600m, do sự  phân hóa khí hậu theo độ cao.

Lời giải chi tiết :

Khu vực Nam Á có dãy Hi-ma-lay-a cao đồ sộ, độ cao trung bình trên 3000m.

=> Do đó hình thành kiểu cảnh quan núi cao, ở độ cao 4500m trở lên có băng tuyết vĩnh cửu bao phủ.

Câu 5 :

Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á 

  • A.

    Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

  • B.

    Khí hậu khắc nghiệt, khô hạn.

  • C.

    Tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột.

  • D.

    Tình hình chính trị - xã hội không ổn định.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm dâ n cư – xã hội của Nam Á

Lời giải chi tiết :

Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á là tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định do bị đế quốc đô hộ kéo dài gần 200 năm và luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 6 :

Các khoáng sản chủ yếu của châu Á là

  • A.

    dầu mỏ, khí đốt, kim cương, vàng, chì, kẽm.

  • B.

    kim cương, vàng, chì, kẽm, thạch anh.

  • C.

    dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc.

  • D.

    khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, cao lanh, đá vôi..).

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các khoáng sản chủ yếu của châu Á là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc.

Câu 7 :

Thuộc nhóm các nước công nghiệp mới ở châu Á là

  • A.

    Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

  • B.

    Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc.

  • C.

    Trung Quốc, Hàn Quốc, Mã Lai.

  • D.

    Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan..được gọi là những nước công nghiệp mới ở châu Á, với mức độ tập trung hóa khá cao và nhanh.

Câu 8 :

Trên vùng núi cao Hi-ma-lay-a, khí hậu phân hóa theo

  • A.

    bắc – nam.

  • B.

    đông – tây.

  • C.

    vị trí gần hoặc xa biển.

  • D.

    độ cao.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trên vùng núi cao Hi-ma-lay-a, khí hậu phân hóa theo độ cao.

Câu 9 :

Ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với các nước Tây Nam Á là

  • A.

    công nghiệp luyện kim.

  • B.

    cơ khí, chế tạo máy.

  • C.

    khai thác và chế biến dầu mỏ.

  • D.

    sản xuất hàng tiêu dùng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với các nước Tây Nam Á là khai thác và chế biến dầu mỏ.

Câu 10 :

Đặc điểm vị trí địa lí châu Á

  • A.

    Là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

  • B.

    Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

  • C.

    Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.

  • D.

    Phía Tây tiếp giáp châu Mĩ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm vị trí địa lí châu Á:

- Phần lục địa châu Á nằm ở bán cầu bắc và phần hải đảo kéo dài xuống bán cầu nam (100N).

=> nhận xét C. nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc không đúng.

- Là một bộ phận của lục địa Á – Âu. => nhận xét A đúng.

- Tiếp giáp 3 đại dương lớn (Thái Bình Dương, Ấn Độ Tây Dương và Bắc Băng Dương), không giáp Đại Tây Dương. => nhận xét B. tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương không đúng.

- Phía Tây giáp châu Âu và châu Phi, không tiếp giáp châu Mĩ => nhận xét D. phía tây giáp châu Mĩ không đúng.

=> Loại đáp án B, C, D. Đáp án A đúng

Câu 11 :

Sông ngòi châu Á không có đặc điểm nào sau đây?

  • A.

    Mạng lưới sông ngòi khá phát triển.

  • B.

    Phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

  • C.

    Chủ yếu là các con sông nhỏ, chỉ có một vài hệ thống sông lớn.

  • D.

    Các con sông Bắc Á có giá trị chủ yếu về thủy điện và giao thông.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ các đặc điểm của sông ngòi châu Á.

Lời giải chi tiết :

Mạng lưới sông ngòi châu Á khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn (sông Hoàng Hà, Trường Giang, A-mua, Ô-bi, Lê-na,  Ấn – Hằng…)

=> Nhận xét chủ yếu là các sông nhỏ, chỉ có một vài hệ thống sông lớn là không đúng.

Câu 12 :

Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A.

    Dân số tăng nhanh.

  • B.

    Gia tăng tình trạng đói nghèo.

  • C.

    Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

  • D.

    Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ những hậu quả trực tiếp của các cuộc đấu tranh trên.

Lời giải chi tiết :

Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất…Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.

Câu 13 :

Tây Nam Á không tiếp giáp với biển

  • A.

    Địa Trung Hải.

  • B.

    A-rap.

  • C.

    Ca-xpi.

  • D.

    Gia-va.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tây Nam Á tiếp giáp với nhiều biển kín: biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, biển A-rap, biển Ca-xpi.

=> Tây Nam Á không tiếp giáp với biển Gia-va (biển Gia-va thuộc khu vực Đông Nam Á)

Câu 14 :

Khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, điều hòa hơn so với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, nguyên nhân chủ yếu vì

  • A.

    ảnh hưởng của biển Đông nên các khối khí vào nước ta được tăng cường lượng ẩm.

  • B.

    nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi.

  • C.

    nước ta nằm ở vùng vĩ độ thấp, gần khu vực xích đạo.

  • D.

    do ảnh hưởng của các dòng biển nóng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ vị trí tiếp giáp của nước ta và các nước thuộc Tây Nam Á và chỉ ra điểm khác biệt.

Lời giải chi tiết :

Nước ta tiếp giáp vùng biển Đông rộng lớn,  mang lại nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt - ẩm và lượng mưa lớn cho nước ta, đã làm cho khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, mang tính hải dương điều hòa hơn, khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á (khí hậu khô hạn).

Câu 15 :

Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước

  • A.

    công nghiệp mới

  • B.

    công nghiệp phát triển.

  • C.

    đang phát triển.

  • D.

    kém phát triển.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Việt Nam là quốc gia có ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế và giữa vai trò quan trọng.

Lời giải chi tiết :

Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, đến nay trong cơ cấu nền kinh tế nước ta ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng (mặc dù tỉ trọng nông nghiệp đang có xu hướng  giảm).

=> Như vậy, Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển.

Câu 16 :

Cây lúa phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Nguyên nhân chính vì

  • A.

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

  • B.

    Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa màu mỡ.

  • C.

    Nguồn nước phong phú.

  • D.

    Chính sách phát triển của Nhà nước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm sinh thái của cây lúa.

Lời giải chi tiết :

Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (lượng mưa, độ ẩm lớn), tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ (đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Ấn – Hằng,…). Đặc điểm khí hậu và đất đai khu vực này thích hợp với điều kiện sinh thái cây lúa (thích hợp với khí hậu nóng ẩm, đất phù sa màu mỡ).

Câu 17 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Tây Bắc của Nam Á là

  • A.

    khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.

  • B.

    có nhiều thiên tai động đất, núi lửa.

  • C.

    tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

  • D.

    địa hình núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ  đến sự phân hóa lương mưa ở khu vực Nam Á.

Lời giải chi tiết :

Vùng Tây Bắc của Nam Á có vị trí khuất gió (không đón gió mùa tây nam từ biển vào) nên có l mưa rất thấp (đươi 250mm/năm) khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, nơi đây hình thành hoang mạc lớn là hoang mạc Tha.

=> Điều kiện khí hậu khô hạn và khắc nghiệt khiến Tây Bắc trở thành nơi có dân cư phân bố rất thưa thớt.

Câu 18 :

Nhân tố nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến sự tập trung dân cư đông đúc ở đồng bằng Ấn – Hằng?

  • A.

    Lịch sử khai thác lãnh thổ.

  • B.

    Đặc điểm địa hình, khí hậu, nguồn nước.

  • C.

    Tài nguyên khoáng sản.

  • D.

    Hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa – xã hội của đồng bằng Ấn – Hằng.

Lời giải chi tiết :

- Đồng bằng Ấn – Hằng là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi: địa hình đồng bằng màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào => thuận lợi cho hoạt động sinh sống, phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

- Vùng có thế mạnh về sản xuất lúa trên đồng bằng châu thổ sông Ấn  - Hằng nên thu hút nhiều lao động trong nông nghiệp .

- Mặt khác là cái nôi của nền văn minh Cổ đại, đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên dân cư tập trung đông đúc.

=> Nhận xét A, B, D đúng.

- Đồng bằng Ấn – Hằng có tài nguyên khoáng sản không phong phú, đây không phải là nhân tố có sức hút lớn đối với dân cư về đây sinh sống.

Câu 19 :

Có hàng chục núi lửa hoạt động ở các đảo và quần đảo phía đông ven Thái Bình Dương là do

  • A.

    nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương.

  • B.

    nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  • C.

    địa hình chủ yếu là đồi núi.

  • D.

    phát triển thủy điện, xây dựng nhiều công trình lớn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Động đất và núi lửa hình thành do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.

Lời giải chi tiết :

Các đảo và quần đảo phía đông ven Thái Bình Dương nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Khu vực này là nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương và các mảng Philippin, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a => tại ranh giới tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén ép dồn lại và nhô lên hình thành các dãy núi cao ở lục địa, vực biển sâu ở đại dương, sinh ra động đất núi lửa…

Câu 20 :

Các nền văn hoá - văn minh phương Đông thường xuất hiện gắn liền với nhân tố nào sau đây?

  • A.

    Các con sông lớn.

  • B.

    Các vùng núi, cao nguyên đồ sộ.

  • C.

    Các vùng biển lớn.

  • D.

    Các mỏ khoáng sản lớn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phương Đông là nơi xuất hiện sớm các nền văn hoá - văn minh, tiêu biểu là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc; ở Việt Nam cũng sớm xuất hiện nền văn hóa sông Hồng.

=> Liên hệ các nền văn hóa – văn minh lớn thuộc 4 quốc gia nêu trên và chỉ ra nhân tố tự nhiên gắn liền với quá trình hình thành chúng.

Lời giải chi tiết :

Bốn nền văn hoá - văn minh tiêu biểu của Phương Đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Sự ra đời các nền văn hoá - văn minh trên thường xuất hiện trên lưu vực những dòng sông lớn – nơi con người có thể bám vào đó đề sinh tồn.

Ví dụ:  Lưu vực sông Nin ở Ai Cập; lưu vực Lưỡng Hà tạo bởi sông Tigrơ và Ơphơrat ở khu vực Tây Nam Á; lưu vực đồng bằng bắc Ấn Độ tạo bởi sông Ấn và sông Hằng; lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang tạo ra vùng đồng bằng Hoa Bắc và Hoa Trung màu mỡ.

Ngoài 4 nền văn hóa – văn minh lớn trên, ở nước ta cũng xuất hiện nền văn hóa – văn minh sông Hồng gắn liền lưu vực đồng bằng châu thổ do phù sa sông Hồng bồi đắp.

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.