Đề thi học kì 1 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Cảnh quan chủ yếu ở  phía tây phần đất liền Đông Á là

  • A.

    rừng nhiệt đới ẩm.

  • B.

    đồng cỏ cao và xavan cây bụi.

  • C.

    thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

  • D.

    cảnh quan núi cao.

Câu 2 :

Các quốc gia có ngành dịch vụ phát triển mạnh là

  • A.

    Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc.

  • B.

    Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ.

  • C.

    Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.

  • D.

    Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Câu 3 :

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo trong phát triển kinh tế là

  • A.

    nghèo tài nguyên khoáng sản.

  • B.

    đồng bằng nhỏ hẹp.

  • C.

    địa hình núi cắt xẻ, giao thông khó khăn.

  • D.

    thiên tai động đất, núi lửa.

Câu 4 :

Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á 

  • A.

    Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

  • B.

    Khí hậu khắc nghiệt, khô hạn.

  • C.

    Tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột.

  • D.

    Tình hình chính trị - xã hội không ổn định.

Câu 5 :

Đặc điểm nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc?

  • A.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

  • B.

    Nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng và toàn diện.

  • C.

    Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh.

  • D.

    Vươn lên trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Câu 6 :

Đặc điểm kinh tế các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan là

  • A.

    Mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh.

  • B.

    Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.

  • C.

    Tốc độ công nghiệp hóa nhanh, có nhiều ngành hiện đại

  • D.

    Nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 7 :

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của phần hải đảo Đông Á là

  • A.

    khoáng sản nghèo nàn.

  • B.

    địa hình núi hiểm trở.

  • C.

    khí hậu khô hạn.

  • D.

    thiên tai động đất và núi lửa.

Câu 8 :

Xếp theo thứ tự các đới khí hậu châu Á từ cực Bắc đến vùng Xích đạo là

  • A.

    Đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, xích đạo, nhiệt đới.

  • B.

    Đới khí hậu cực và cận cực, cận nhiệt, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.

  • C.

    Đới khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cực và cận cực.

  • D.

    Đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.

Câu 9 :

Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở các khu vực nào sau đây?

  • A.

    Bắc Á, Tây Nam Á và Nam Á.

  • B.

    Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

  • C.

    Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á.

  • D.

    Trung Á, Tây Nam Á và Nam Á.

Câu 10 :

Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn

  • A.

    Ki-tô giáo và Phật giáo.

  • B.

    Hồi giáo và Ki-tô giáo.

  • C.

    Ấn Độ giáo và Phật giáo.

  • D.

    Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 11 :

Các nước có nhiều dầu mỏ nhất ở Tây Nam Á là

  • A.

    Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kì, Xi-ri, Cô-oét.

  • B.

    Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Xi-ri.

  • C.

    Yê-men, Ô-man, Li-Băng, Síp.

  • D.

    Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét.

Câu 12 :

Sông ở Nam Á có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ

  • A.

    Nước ngầm

  • B.

    Nước mưa

  • C.

    Băng tuyết tan.

  • D.

    Nước từ ao, hồ.

Câu 13 :

Thành tựu nông nghiệp quan trọng nhất của các nước Trung Quốc và Ấn Độ là

  • A.

    trở thành nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới.

  • B.

    sản lượng lương thực lớn nhất, nhì thế giới.

  • C.

    sản xuất lương thực đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước.

  • D.

    trở thành nước trồng cây công nghiệp lớn hàng đầu thế giới.

Câu 14 :

Nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng rất lớn bởi

  • A.

    nhịp điệu dòng chảy sông ngòi.

  • B.

    nhịp điệu hoạt động của dòng biển nóng – lạnh.

  • C.

    nhịp điệu hoạt động của gió mùa.

  • D.

    nhịp điệu thay đổi của cảnh quan theo mùa.

Câu 15 :

Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A.

    Dân số tăng nhanh.

  • B.

    Gia tăng tình trạng đói nghèo.

  • C.

    Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

  • D.

    Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Câu 16 :

Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?

  • A.

    Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

  • B.

    Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

  • C.

    Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

  • D.

    Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 17 :

Đặc điểm kinh tế - xã hội nào không đúng với các nước châu Á?

  • A.

    Trình độ phát triển giữa các nước và vùng  lãnh thổ không đều.

  • B.

    Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Á.

  • C.

    Hình thành nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).

  • D.

    Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ rất ít.

Câu 18 :

Hướng chủ yếu của các dãy núi châu Á là

  • A.

    Đông – Tây hoặc gần Đông – Tây và Bắc – Nam hoặc gần Bắc - Nam.

  • B.

    Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam hoặc gần Bắc - Nam.

  • C.

    Đông – Tây và vòng cung.

  • D.

    Vòng cung và Tây Bắc – Đông Nam.

Câu 19 :

Nam Á không tiếp giáp với khu vực nào của châu Á?

  • A.

    Đông Nam Á.

  • B.

    Đông Á.

  • C.

    Bắc Á.

  • D.

    Trung Á.

Câu 20 :

Ranh giới tự nhiên giữa châu Á với châu Âu là

  • A.

    Sông Ô-bi.

  • B.

    Dãy U-ran.

  • C.

    Biển Địa Trung Hải.

  • D.

    Dãy Cap-ca.

Câu 21 :

Đặc trưng của gió mùa mùa hạ là

  • A.

    nóng ẩm, mưa nhiều.

  • B.

    nóng, khô hạn.

  • C.

    lạnh khô, ít mưa.

  • D.

    lạnh ẩm, mưa nhiều.

Câu 22 :

Các tôn giáo chính ở Nam Á là

  • A.

    Hồi giáo và Phật giáo.

  • B.

    Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

  • C.

    Thiên Chúa giáo và Phật giáo.

  • D.

    Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

Câu 23 :

Khu vực Trung Á tập trung nhiều hoang mạc, bán hoang mạc. Nguyên nhân chủ yếu do

  • A.

    vị trí nằm sâu trong nội địa kết hợp bức chắn địa hình.

  • B.

    ảnh hưởng của gió Tín phong khô nóng.

  • C.

    có dòng biển lạnh chảy ven bờ.

  • D.

    sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến.

Câu 24 :

Cảnh quan núi cao xuất hiện ở khu vực sơn nguyên Tây Tạng do

  • A.

    Vị trí nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của biển.

  • B.

    Địa hình núi cao trên 4000m.

  • C.

    Dãy Himalaya tạo bức chắn địa hình lớn.

  • D.

    Ảnh hưởng của các hoàn lưu gió mùa.

Câu 25 :

Sườn phía Đông của dãy Gát Tây có lượng mưa thấp, từ 250 – 750 mm là do

  • A.

    địa hình núi cao trên 4500m.

  • B.

    vị trí khuất gió và sâu trong nội địa.

  • C.

    gió tín phong khô nóng thổi quanh năm.

  • D.

    có dòng biển lạnh chạy ven bờ.

Câu 26 :

Quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai động đất, núi lửa ở khu vực Đông Á là

  • A.

    Triều Tiên.

  • B.

    Trung Quốc.

  • C.

    Hàn Quốc.

  • D.

    Nhật Bản.

Câu 27 :

Khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á là nhờ

  • A.

    được bao bọc bởi nhiều biển và đại dương.

  • B.

    khu vực giáp biển và có gió mùa hoạt động

  • C.

    diện tích rừng rộng lớn.

  • D.

    có các dòng biển nóng chảy ven bờ.

Câu 28 :

Nguyên nhân hình thành gió mùa châu Á là

  • A.

    sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa các vĩ độ theo mùa.

  • B.

    sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

  • C.

    sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa các lục địa ở hai bán cầu.

  • D.

    sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa đại dương và lục địa theo mùa.

Câu 29 :

Chăn nuôi lợn không phát triển ở các nước Tây Nam Á và Trung Á do

  • A.

    đặc điểm khí hậu không thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn lợn.

  • B.

    nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn không đảm bảo.

  • C.

    khu vực có các nước theo đạo Hồi

  • D.

    dịch bệnh đe dọa triền miên.

Câu 30 :

Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

  • A.

    Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

  • B.

    Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.

  • C.

    Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

  • D.

    Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cảnh quan chủ yếu ở  phía tây phần đất liền Đông Á là

  • A.

    rừng nhiệt đới ẩm.

  • B.

    đồng cỏ cao và xavan cây bụi.

  • C.

    thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

  • D.

    cảnh quan núi cao.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cảnh quan chủ yếu ở phần phía tây đất liền của Đông Á là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

Câu 2 :

Các quốc gia có ngành dịch vụ phát triển mạnh là

  • A.

    Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc.

  • B.

    Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ.

  • C.

    Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.

  • D.

    Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các quốc gia có ngành dịch vụ phát triển cao là: Nhật Bản, Xin-ga-po và Hàn Quốc.

Câu 3 :

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo trong phát triển kinh tế là

  • A.

    nghèo tài nguyên khoáng sản.

  • B.

    đồng bằng nhỏ hẹp.

  • C.

    địa hình núi cắt xẻ, giao thông khó khăn.

  • D.

    thiên tai động đất, núi lửa.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khu vực Đông Nam Á biển đạo chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai động đất, núi lửa….Đây là khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo trong phát triển kinh tế

Câu 4 :

Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á 

  • A.

    Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

  • B.

    Khí hậu khắc nghiệt, khô hạn.

  • C.

    Tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột.

  • D.

    Tình hình chính trị - xã hội không ổn định.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm dâ n cư – xã hội của Nam Á

Lời giải chi tiết :

Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á là tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định do bị đế quốc đô hộ kéo dài gần 200 năm và luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 5 :

Đặc điểm nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc?

  • A.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

  • B.

    Nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng và toàn diện.

  • C.

    Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh.

  • D.

    Vươn lên trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ các thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc.

Lời giải chi tiết :

- Thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc là: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định; nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng và toàn diện, giải quyết được vấn đề lương thực cho hơn 1,3 tỉ người; phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh với nhiều ngành hiện đại (vũ trụ, hàng không, điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử…)

=> Nhận xét A, B, C đúng

- Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng, tuy nhiên đây chưa phải là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

=> Nhận xét D: Vươn lên trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là không đúng.

Câu 6 :

Đặc điểm kinh tế các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan là

  • A.

    Mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh.

  • B.

    Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.

  • C.

    Tốc độ công nghiệp hóa nhanh, có nhiều ngành hiện đại

  • D.

    Nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

Câu 7 :

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của phần hải đảo Đông Á là

  • A.

    khoáng sản nghèo nàn.

  • B.

    địa hình núi hiểm trở.

  • C.

    khí hậu khô hạn.

  • D.

    thiên tai động đất và núi lửa.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của phần hải đảo Đông Á là thiên tai động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây râ tai họa lớn cho nhân dân.

Câu 8 :

Xếp theo thứ tự các đới khí hậu châu Á từ cực Bắc đến vùng Xích đạo là

  • A.

    Đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, xích đạo, nhiệt đới.

  • B.

    Đới khí hậu cực và cận cực, cận nhiệt, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.

  • C.

    Đới khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cực và cận cực.

  • D.

    Đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xếp theo thứ tự các đới khí hậu châu Á từ cực Bắc đến vùng Xích đạo là đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.

Câu 9 :

Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở các khu vực nào sau đây?

  • A.

    Bắc Á, Tây Nam Á và Nam Á.

  • B.

    Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

  • C.

    Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á.

  • D.

    Trung Á, Tây Nam Á và Nam Á.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Câu 10 :

Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn

  • A.

    Ki-tô giáo và Phật giáo.

  • B.

    Hồi giáo và Ki-tô giáo.

  • C.

    Ấn Độ giáo và Phật giáo.

  • D.

    Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo và Phật giáo.

Câu 11 :

Các nước có nhiều dầu mỏ nhất ở Tây Nam Á là

  • A.

    Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kì, Xi-ri, Cô-oét.

  • B.

    Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Xi-ri.

  • C.

    Yê-men, Ô-man, Li-Băng, Síp.

  • D.

    Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các nước có nhiều dầu mỏ nhất ở Tây Nam Á là Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét.

Câu 12 :

Sông ở Nam Á có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ

  • A.

    Nước ngầm

  • B.

    Nước mưa

  • C.

    Băng tuyết tan.

  • D.

    Nước từ ao, hồ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khu vực Nam Á có mưa nhiều nên nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông ở Nam Á là từ nước mưa.

Câu 13 :

Thành tựu nông nghiệp quan trọng nhất của các nước Trung Quốc và Ấn Độ là

  • A.

    trở thành nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới.

  • B.

    sản lượng lương thực lớn nhất, nhì thế giới.

  • C.

    sản xuất lương thực đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước.

  • D.

    trở thành nước trồng cây công nghiệp lớn hàng đầu thế giới.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, hiện nay sản xuất lương thực đã đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước. Đây là thành tựu quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở hai quốc gia này.

Câu 14 :

Nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng rất lớn bởi

  • A.

    nhịp điệu dòng chảy sông ngòi.

  • B.

    nhịp điệu hoạt động của dòng biển nóng – lạnh.

  • C.

    nhịp điệu hoạt động của gió mùa.

  • D.

    nhịp điệu thay đổi của cảnh quan theo mùa.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm khí hậu của Nam Á.

Lời giải chi tiết :

Khu vực Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trong năm có hai mùa gió chính là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông với tính chất trái ngược nhau. Hoạt động của gió mùa tạo nên sự phân hóa khí hậu của Nam Á => do vậy nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực Nam Á.

Câu 15 :

Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A.

    Dân số tăng nhanh.

  • B.

    Gia tăng tình trạng đói nghèo.

  • C.

    Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

  • D.

    Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ những hậu quả trực tiếp của các cuộc đấu tranh trên.

Lời giải chi tiết :

Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất…Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.

Câu 16 :

Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?

  • A.

    Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

  • B.

    Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

  • C.

    Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

  • D.

    Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đông Nam Á tiếp giáp với hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 17 :

Đặc điểm kinh tế - xã hội nào không đúng với các nước châu Á?

  • A.

    Trình độ phát triển giữa các nước và vùng  lãnh thổ không đều.

  • B.

    Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Á.

  • C.

    Hình thành nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).

  • D.

    Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ rất ít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ các đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật của châu Á

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật của các nước châu Á là

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng  lãnh thổ không đều.

- Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Á.

- Trong khu vực có một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh gọi là nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).

=> nhận xét A, B, C đúng

- Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ còn cao (đa số các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ.

=> Nhận xét D. Số lượng các quốc gia nghèo khổ rất ít là không đúng.

 

Câu 18 :

Hướng chủ yếu của các dãy núi châu Á là

  • A.

    Đông – Tây hoặc gần Đông – Tây và Bắc – Nam hoặc gần Bắc - Nam.

  • B.

    Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam hoặc gần Bắc - Nam.

  • C.

    Đông – Tây và vòng cung.

  • D.

    Vòng cung và Tây Bắc – Đông Nam.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hướng chủ yếu của các dãy núi châu Á là Đông – Tây hoặc gần Đông – Tây và Bắc – Nam hoặc gần Bắc - Nam.

Câu 19 :

Nam Á không tiếp giáp với khu vực nào của châu Á?

  • A.

    Đông Nam Á.

  • B.

    Đông Á.

  • C.

    Bắc Á.

  • D.

    Trung Á.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nam Á tiếp giáp với khu vực Đông Nam Á và Trung Á của châu Á

Câu 20 :

Ranh giới tự nhiên giữa châu Á với châu Âu là

  • A.

    Sông Ô-bi.

  • B.

    Dãy U-ran.

  • C.

    Biển Địa Trung Hải.

  • D.

    Dãy Cap-ca.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ về ranh giới tự nhiên nằm ở phía Tây châu Á, trên đường kinh tuyến 60 độ Đông.

Lời giải chi tiết :

Dãy U-ran, nằm ở phía Tây châu Á (trên đường kinh tuyến 60 độ Đông), là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu.

Câu 21 :

Đặc trưng của gió mùa mùa hạ là

  • A.

    nóng ẩm, mưa nhiều.

  • B.

    nóng, khô hạn.

  • C.

    lạnh khô, ít mưa.

  • D.

    lạnh ẩm, mưa nhiều.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mùa hạ gió thổi từ đại dương lục địa, mang lại thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều => Đây là đặc trưng của gió mùa mùa hạ.

Câu 22 :

Các tôn giáo chính ở Nam Á là

  • A.

    Hồi giáo và Phật giáo.

  • B.

    Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

  • C.

    Thiên Chúa giáo và Phật giáo.

  • D.

    Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các tôn giáo chính ở Nam Á là Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 23 :

Khu vực Trung Á tập trung nhiều hoang mạc, bán hoang mạc. Nguyên nhân chủ yếu do

  • A.

    vị trí nằm sâu trong nội địa kết hợp bức chắn địa hình.

  • B.

    ảnh hưởng của gió Tín phong khô nóng.

  • C.

    có dòng biển lạnh chảy ven bờ.

  • D.

    sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ vị trí địa lí của vùng.

Lời giải chi tiết :

Khu vực Trung Á có vị trí nằm sâu trong nội địa kết hợp với các dãy núi cao bao bọc phía nam tạo nên bức chắn địa hình lớn ngăn cản các luồng gió ẩm từ biển thổi vào. Khí hậu của vùng khô hạn, ít mưa, hình thành các dạng địa hình hoang mạc và  bán hoang mạc.

Câu 24 :

Cảnh quan núi cao xuất hiện ở khu vực sơn nguyên Tây Tạng do

  • A.

    Vị trí nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của biển.

  • B.

    Địa hình núi cao trên 4000m.

  • C.

    Dãy Himalaya tạo bức chắn địa hình lớn.

  • D.

    Ảnh hưởng của các hoàn lưu gió mùa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ độ cao trung bình của sơn nguyên Tây Tạng.

Lời giải chi tiết :

Sơn nguyên Tây Tạng là khu vực núi cao và độ sộ nhất ở châu Á với độ cao trung bình trên 4000m, có nhiều nơi độ cao trên 5000m. Do vậy, trên các đỉnh núi nhiệt độ hạ thấp, băng tuyết bao phủ, quá trình hình thành đất rất hạn chế, sinh vật nghèo nàn và khó phát triển, chỉ  xuất hiện một số loài đặc trưng của vùng núi cao.

Câu 25 :

Sườn phía Đông của dãy Gát Tây có lượng mưa thấp, từ 250 – 750 mm là do

  • A.

    địa hình núi cao trên 4500m.

  • B.

    vị trí khuất gió và sâu trong nội địa.

  • C.

    gió tín phong khô nóng thổi quanh năm.

  • D.

    có dòng biển lạnh chạy ven bờ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát hình ảnh lược đồ phân bố mưa ở Nam Á và rút ra mối liên hệ giữa vị trí của khu vực này và hướng gió.

Lời giải chi tiết :

Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào bị chắn lại ở sườn Tây của dãy Gát Tây (chạy hướng Bắc –Nam) gây mưa cho vùng ven biển. Sườn phía Đông nằm ở vị trí khuất gió mùa Tây Nam + kết hợp lãnh thổ nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của biển ít

=> Do vậy sườn phía Đông của dãy Gát Tây có lượng mưa thấp, từ 250 – 750 mm

Câu 26 :

Quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai động đất, núi lửa ở khu vực Đông Á là

  • A.

    Triều Tiên.

  • B.

    Trung Quốc.

  • C.

    Hàn Quốc.

  • D.

    Nhật Bản.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đây là một quốc gia có lãnh thổ gồm nhiều đảo lớn tạo thành.

Lời giải chi tiết :

Đây là một quốc gia có lãnh thổ gồm nhiều đảo lớn tạo thành.Trên lãnh thổ Nhật Bản có khoảng hơn 80 núi lửa hoạt động và mỗi năm có hàng nghin trận động đất lớn nhỏ xảy ra. Đây là quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai động đất, núi lửa ở khu vực Đông Á.

Ví dụ. Trận động đất xảy ra ở Hirosima vào năm 2011 đã gây thiệt hại nặng nề cho đất nước Nhật Bản về người và tài sản.

Câu 27 :

Khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á là nhờ

  • A.

    được bao bọc bởi nhiều biển và đại dương.

  • B.

    khu vực giáp biển và có gió mùa hoạt động

  • C.

    diện tích rừng rộng lớn.

  • D.

    có các dòng biển nóng chảy ven bờ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ về nguyên nhân chính đem lại lượng mưa lớn cho khu vực Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết :

Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa gió là gió mùa mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và gió mùa mùa đông lạnh khô. Vùng tiếp giáp với nhiều biển và đại dương rộng lớn nên được tăng cường độ ẩm, gió mùa tây nam (gió mùa mùa hạ) từ biển thổi vào mang lại lượng mưa lớn, làm cho khí hậu của vùng không bị khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á.

Câu 28 :

Nguyên nhân hình thành gió mùa châu Á là

  • A.

    sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa các vĩ độ theo mùa.

  • B.

    sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

  • C.

    sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa các lục địa ở hai bán cầu.

  • D.

    sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa đại dương và lục địa theo mùa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gió thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Do lục địa và đại dương có khả năng hấp thu nhiệt và tỏa nhiệt khác nhau nên dẫn đến sự chênh lệch khí áp giữa lục địa -đại dương  -> sinh ra gió mùa.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương.

- Mùa đông: ở lục địa không khí lạnh và khô (hình thành áp cao), còn trên đại dương không khí ấm và ẩm hơn trên lục địa (hình thành áp thấp). Gió từ áp cao lục địa thổi đến áp thấp trên biển và đại dương đem đến khí hậu lạnh và khô cho các vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông.

+ Vào mùa hạ: ở lục địa không khí nóng và khô hơn (hình thành áp thấp) còn trên đại dương không khí mát và ẩm hơn trên lục địa (hình thành áp cao). Gió thổi từ biển và đại dương vào trong lục địa đem lại khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.

Câu 29 :

Chăn nuôi lợn không phát triển ở các nước Tây Nam Á và Trung Á do

  • A.

    đặc điểm khí hậu không thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn lợn.

  • B.

    nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn không đảm bảo.

  • C.

    khu vực có các nước theo đạo Hồi

  • D.

    dịch bệnh đe dọa triền miên.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm văn hóa của các nước thuộc khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

Lời giải chi tiết :

Các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á chủ yếu theo Hồi giáo, với quan niệm lợn là loài vật bẩn thỉu nên đạo Hồi có tục lệ không ăn thịt lợn. Do vậy đàn lợn không phát triển ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

Câu 30 :

Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

  • A.

    Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

  • B.

    Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.

  • C.

    Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

  • D.

    Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ khó khăn về tự nhiên của Nhật Bản và ưu điểm của các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.

Lời giải chi tiết :

- Phát triển các ngành công nghệ cao có nhiều ưu điểm và mang lại vai trò quan trọng là:

+ Đây là những ngành sử dụng ít nguyên liệu trong quá trình sản xuất -> điều này khắc phục được hạn chế về tài nguyên khoáng sản nghèo nàn ở Nhật Bản.

+ Lao động Nhật Bản có trình độ cao -> là điều kiện thuận lợi để ứng dụng khoa học kĩ thuật, phát triển các ngành kĩ thuật cao.

+ Đồng thời, các ngành kĩ thuật cao (các sản phẩm điện tử - tin học, robot..) mang lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế Nhật Bản.

=> Đây là những nguyên nhân khiến Nhật Bản tập trung phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.