Viết bài văn tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tâm thế, tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật cụ thể bằng lời văn sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc, nhằm giúp người đọc hình dung rõ nét về nhân vật và cảm nhận được tình cảm của người viết dành cho nhân vật.
Bài văn có 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu người được tả và nêu ấn tượng chung về người đó.
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình:
(1) Tả vóc dáng: gầy gò, cân đối, thấp bé, nhỏ con, cao lêu nghêu, mập mạp, mũm mĩm, béo ú, nhỏ nhắn, cao gầy, dong dỏng, mảnh khảnh, gọn gàng, béo phệ…
- Tả con trai/ đàn ông: cao lớn, vạm vỡ, cường tráng, lực lưỡng, đô con, mạnh mẽ, rắn rỏi, rắn chắc…
- Tả con gái/ phụ nữ: thon thả, mảnh mai, đầy đặn, nhỏ gầy, mềm mại, mình hạc xương mai…
(2) Tả khuôn mặt
- Hình dáng: mặt chữ điền, mặt vuông, mặt tròn, mặt trái xoan, mặt lưỡi cày, mặt dài, mặt ngắn, mặt to, mặt nhỏ…
- Đặc điểm: bầu bĩnh, thon gọn, khôi ngô, tuấn tú, điển trai, xinh xắn, xinh đẹp, khả ái
- Trạng thái: tươi tỉnh, tươi vui, hồng hào, tái mét, xám xịt, mặt rỗ, mặt hoa, rạng rỡ, căng thẳng, cau có, cáu kỉnh…
(3) Tả các bộ phận trên khuôn mặt
- Tả lông mày: lông mày rậm, lông mày lá liễu, lông mày nhạt, lông mày đậm, lông mày như hai con sâu róm, lông mày mỏng, lông mày lưa thưa, lông mày xếch…
- Tả đôi mắt: mắt xếch, mắt to tròn, mắt đen láy, mắt nai, mắt nâu, mắt híp, mắt một mí, mắt hai mí, mắt hẹp dài, mắt cụp, mắt ngây thơ, mắt gian…
- Tả cái mũi: mũi tẹt, mũi cao, mũi dọc dừa, mũi hếch…
- Tả cái miệng: răng trắng sứ, răng đều, răng thưa, răng vẩu, môi dày, môi mỏng, môi tều…
(4) Tả làn da
- Trẻ em: mềm mịn, thơm mùi sữa, phúng phính, ngân ngấn, trắng mềm…
- Người lớn: hồng hào, trắng trẻo, căng bóng, đen nhẻm, rám nắng, màu đồng, trắng nõn nà, thô ráp, sần sùi, rỗ, nứt nẻ, bánh mật, da ngăm, nâu bóng, mượt mà, đàn hồi…
- Người già: nhăn nheo, bủng beo, có vết đồi mồi, bợt bạt…
(5) Tả mái tóc
- Màu sắc: đen bóng, đen tuyền, bạc phơ, muối tiêu, lấm tấm bạc, màu nhuộm
- Kiểu dáng: cắt ngắn, cắt đầu đinh, thẳng suôn mượt, tóc xù, tóc xoăn tít, tóc khô xơ, tóc óng mượt, tóc dài, tóc ngang vai…
- Cách buộc: búi gọn, thắt bím, buông thả, buộc chỏm, buộc trái đào, buộc lỏng…
(6) Tả trang phục
- Ở nhà: đồ bộ, đồ pijama, đồ vải lanh, đồ đùi đơn giản, váy ngủ, đồ bà ba…
- Đi làm, đi học: đồng phục, áo dài, áo sơ mi, áo vét…
- Đi chơi: váy, đầm, quần jean, đồ phá cách, áo nhóm…
+ Tả hoạt động
(1) Tả giọng nói: thánh thót, ngọt ngào, thanh thanh, vang vọng, lí nhí, nhỏ nhẹ, ồm ồm, to tiếng, nghẹn ngào, lắp bắp, thều thào, dịu dàng, bi bô, lanh lảnh, hí hửng, lí lắc, the thé, chát chúa, chua loét, trong trẻo, eo éo,…
(2) Tả việc làm, cử chỉ
- Đi lại: đủng đỉnh, chậm rãi, khoan tai, vội vàng, hấp tấp, vộ vã, chậm như rùa, run rẩy, khệnh khạng, đường bệ, mạnh mẽ, tự tin, uyển chuyển, điệu đà…
- Chạy: chạy tán loạn, chạy lạch bạch, chạy từ tốn, chạy vội vàng, chạy huỳnh huỵch, chạy rầm rầm, chạy vụt…
- Làm việc: nghiêm túc, hí hoáy, chăm chú, tỉ mỉ, cẩn thận, say sưa, nhập tâm, hời hợt, mệt mỏi, khó chịu, lười biếng…
- Nụ cười: cười tươi rói, cười rạng rỡ, cười khanh khách, cười tíu tít, cười khành khạch, cười sằng sặc, cười sặc sụa, cười phớ lớ, cười như được mùa, cười tủm tỉm, cười mỉm, cười khẩy, cười giả lả…
- Nhìn, ngắm: nhìn chăm chú, nhìn đăm đăm, nhìn ra xa, nhìn dáo dác, nhìn lung tung, nhìn cắm cúi, nhìn đắm đuối, nhìn ngơ ngác, nhìn say sưa…
- Khóc: khóc sướt mướt, khóc thút thít, khóc vui sướng, khóc lóc tỉ tê, khóc sùi sụt, khóc to, nghẹn ngào…
- Đứng: đứng im, đứng nghiêm, đứng như pho tượng, đứng như trời trồng, đứng uể oải…
- Nằm: nằm co ro, nằm nghiêng, nằm sõng soài, nằm thẳng, nằm uốn éo…
+ Tả sở trường, sở thích hoặc tính cách
(1) Tả sở trường, sở thích: nấu ăn, đọc sách, múa, vẽ tranh, đi du lịch,…
(2) Tả tính cách: hiền lành, dịu dàng, hiền hậu, vị tha, khiêm nhường, khiêm tốn, trung thực, tích cực, năng động, năng nổ, vui tính, hài hước, tốt bụng, chăm chỉ, kiên trì, cần cù, hiểu biết, thông minh, tháo vát, nhanh nhẹn…
- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả.
Có hai cách viết mở bài:
Cách 1: Mở bài trực tiếp
- Giới thiệu chung về người được tả: tên, mối quan hệ, ấn tượng đặc biệt,…
Cách 2: Mở bài gián tiếp
- Nêu suy nghĩ về sự việc, hoạt động,… có liên quan đến người được tả.
- Nhắc lại kỉ niệm chung nào đó với người được tả.
- Giới thiệu bài thơ, bài hát,.. có nhắc đến người chọn tả.
Có hai cách viết kết bài:
Cách 1: Kết bài không mở rộng
- Nêu tình cảm, cảm xúc về người được tả.
Cách 2: Kết bài mở rộng
- Nêu cảm nghĩ về người được tả, những điều tốt đpẹ mà người đó để lại trong lòng mọi người.
- Liên hệ đến người, vật, việc,… có liên quan.
- Bày tỏ mong muốn về một tương lai tốt đẹp đến người được tả.