Từ điển môn Tiếng Việt lớp 5 - Tổng hợp các khái niệm Tiếng Việt 5 Viết bài văn tả người - Từ điển môn Tiếng Việt 5

Lập dàn ý cho bài văn tả người - Tiếng Việt 5

1. Lập dàn ý cho bài văn tả người

Bước 1: Chuẩn bị

- Lựa chọn đối tượng tả theo đề bài

- Lựa chọn trình tự tả (tả lần lượt ngoại hình, hoạt động,… hoặc kết hợp giữa tả ngoại hình với hoạt động,…)

Bước 2: Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu về người được tả

+ Tên gọi

+ Mối quan hệ của em với người đó.

- Thân bài: Nêu ngắn gọn những đặc điểm của người được tả :

+ Ngoại hình (tầm vóc, dáng người, nước da, gương mặt, trang phục,…)

+ Hoạt động (việc làm, cử chỉ, lời nói, cách ứng xử,…)

+ Sở trường, sở thích hoặc tính tình.

- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc acrm nghĩ về người được tả.

2. Ví dụ minh hoạ

Đề bài: Tả mẹ của em

1. Mở bài

- Dẫn thơ ca hoặc lời bài hát nói về mẹ

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”

- Không ai yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho mình bằng mẹ, mẹ là người có công sinh thành và dưỡng dục ta nên người.

- Mẹ là người quan trọng nhất, người em yêu quý và vô cùng kính trọng trong cuộc sống.

2. Thân bài

- Tả ngoại hình người mẹ

+ Dáng mẹ gầy, mẹ em đã lo lắng và vất vả, lo toan để nuôi nấng em mỗi ngày.

+ Đôi mắt rất nhiều cảm xúc từ lo lắng, đến vui vẻ.

+ Dáng đi của mẹ linh hoạt uyển chuyển.

+ Khuôn mặt mẹ không được trắng trẻo như người khác mà pha vào đó những vất vả, lo toan cuộc sống.

+ Sống mũi mẹ không cao nhưng rất hài hoà với khuôn mặt cân đối.

+ Nụ cười tươi của mẹ luôn nở trên môi, hạnh phúc vì mọi ngày em được điểm cao.

+ Mái tóc dài thấp thoáng đã thấy những sợi bạc.

+ Mẹ ăn mặc giản dị nhưng cũng toát lên sự cao quý bên trong.

- Tả về tính cách

+ Mẹ em là giáo viên cố gắng hoàn thành công việc. Những đêm khuya khi em đã ngủ mẹ vẫn miệt mài bên bàn làm việc chấm bài kiểm tra cho học sinh. Mẹ cẩn thận sửa từng lỗi nhỏ cho các em dù đã khuya.

+ Công việc gia đình mẹ luôn chu toàn mọi việc, chăm sóc cho cả nhà, hoàn thành trách nhiệm của người mẹ người vợ với cuộc sống gia đình.

+ Mẹ là người vợ hiền, một người dâu thảo, chăm sóc hiếu thảo với ông bà.

- Tả về kỉ niệm với mẹ

+ Mẹ luôn dành sự quan tâm em và lo cho em từng bữa ăn, giấc ngủ, mẹ còn dành thời gian để hướng dẫn em học tập.

+ Em học chậm hiểu nhưng mẹ luôn nhẫn nại và cố gắng giúp hiểu bài.

+ Mẹ luôn bên em khi gặp khó khăn, động viên an ủi khi em vấp ngã. Mẹ chịu mọi khó khăn để giúp em trở thành người học sinh giỏi giang.

+ Ánh mắt mẹ luôn sáng lên niềm vui mỗi khi em đạt điểm cao, trở thành học sinh giỏi.

3. Kết bài: Nói lên tình cảm của bản thân với mẹ.

Đề bài: Tả bố của em

1. Mở bài: Giới thiệu về người bố của em

2. Thân bài:

- Miêu tả khái quát bố của em:

+ Bố của em năm nay bao nhiêu tuổi? Vẻ ngoài và tuổi của bố có tương đồng với nhau không?

+ Bố của em làm nghề gì? Hiện đang làm việc ở đâu? Công việc của bố em có vất vả và bận rộn không?

+ Bố của em có cân nặng, chiều cao như thế nào? Vóc người của bố ra sao? Vị trí của bố trong lòng em như thế nào?

- Miêu tả chi tiết về ngoại hình của bố em:

+ Bố có màu da như thế nào? Màu da ấy là do bẩm sinh hay do quá trình làm việc vất vả tạo nên?

+ Khuôn mặt của bố có hình dáng gì? Đôi mắt, hàng lông mày, sống mũi, nụ cười… của bố có đặc điểm gì? Tổng quan khuôn mặt của bố đem lại cảm giác như thế nào cho người nhìn? Khuôn mặt của em có nét gì giống bố nhất? Em có yêu thích và tự hào về điều đó không?

+ Bố có kiểu tóc và màu sắc như thế nào? Bố của em có đeo kính không?

+ Đôi bàn tay của bố có đặc điểm gì? Khi chạm vào thì cảm giác ra sao? Đôi bàn tay ấy đã làm gì cho em? Đem đến cho em cảm giác gì?

+ Trang phục hằng ngày của bố em là gì? (khi đi làm và khi đi chơi, ở nhà) Vào các dịp đặc biệt thì bố sẽ mặc gì? Phong cách của bố có nhất quán không?

- Miêu tả tính cách, thói quen, hoạt động của bố:

+ Sở thích của bố là gì? (món ăn, trò chơi, phim ảnh, hoạt động…) Bố thường làm những điều đó khi nào?

+ Hằng ngày, thời gian làm việc và nghỉ ngơi của bố ra sao? Bố có dành thời gian cho em và gia đình nhiều không?

+ Những người hàng xóm, bạn bè xung quanh nghĩ như thế nào về bố em? Họ có yêu quý, kính trọng bố em không?

+ Bố em có những thói quen tốt nào và đã dạy em những gì? Bố có là tấm gương tốt cho em noi theo không?

3. Kết bài: Tình cảm của em dành cho bố của mình