Đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng là đoạn văn bày tỏ sự không đồng tình của em với một sự việc, hiện tượng nào đó. Trong đoạn văn, em cần sử dụng từ ngữ để tỏ rõ ý kiến phản đối (không đúng, khó chấp nhận, không đồng ý,…), các lí do phản đối phải xác đáng, có dẫn chứng thuyết phục.
- Xác định sự việc, hiện tượng của đề bài.
- Xác định nội dung từng phần của đoạn văn:
+ Mở đầu: Giới thiệu sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến phản đối của người viết.
+ Triển khai: Trình bày lí do, dẫn chứng để bảo vệ ý kiến phản đối.
+ Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến phản đối hoặc nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.
- Tìm ý
- Viết đoạn văn.
Bước 1: Chuẩn bị
- Chọn sự kiện, hiện tượng mà em muốn bày tỏ ý kiến phản đối.
- Tìm trong sách báo in, mạng in-tơ-nét,… những thông tin liên quan đến sự việc, hiện tượng cho đề bài em đã chọn.
Bước 2: Tìm ý
a. Mở đầu: Giới thiệu sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến phản đối của em về sự việc, hiện tượng đó.
b. Triển khai:
- Nêu các lí do khiến em không đồng tình với sự việc, hiện tượng đó
+ Những tác động xấu
+ Tác hại do sự việc, hiện tượng đó gây ra,…
Đưa ra các dẫn chứng để chứng minh ý kiến của em là đúng.
c. Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến phản đối của em hoặc nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.
Bước 3: Góp ý và chỉnh sửa
Ví dụ 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối việc chạy theo thành tích trong giáo dục.
a. Mở đầu:
- Giới thiệu hiện tượng: Chạy theo thành tích trong giáo dục.
- Nêu ý kiến phản đối: Vì nó ảnh hưởng xấu đến mục tiêu giáo dục chung và sự phát triển toàn diện của học sinh.
b. Triển khai:
- Lí do 1: Làm giảm chất lượng giáo dục.
+ Thay vì khuyến khích học sinh sáng tạo, phát triển tư duy, các trường và giáo viên lại chỉ chú trọng vào điểm số.
+ Học sinh học theo kiểu “nhồi nhét” kiến thức nhưng thực chất lại không hiểu gì.
=> Khiến học sinh thiếu khả năng tư duy độc lập và giảm khả năng sáng tạo trong học tập.
- Lí do 2: Tạo ra môi trường học tập căng thẳng, không công bằng.
+ Nhiều học sinh học kém nhưng vẫn có thể đạt điểm số cao, điều này tạo ra sự thiếu công bằng trong giáo dục.
+ Áp lực thành tích khiến nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng.
- Lí do 3: Bỏ qua việc rèn luyện kĩ năng sống, đạo đức cho học sinh.
+ Để đạt thành tích cao, nhiều giáo viên tập trung quá nhiều vào việc nâng cao điểm số mà bỏ qua việc dạy kĩ năng sống và đạo đức cho học sinh.
c. Kết thúc:
- Khẳng định lại ý kiến: Em kiên quyết phản đối và lên ánh gay gắt việc chạy theo thành tích trong giáo dục.
Ví dụ 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn khi xếp hàng.
a. Mở đầu: Giới thiệu hiện tượng chen lấn khi xếp hàng, nêu ý kiến: phản đối
b. Triển khai:
+ Lí do: gây ra sự bất tiện cho người khác, ảnh hưởng đến hiệu quả và thời gian chờ đợi của mọi người.
+ Dẫn chứng: nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Xã hội và Kinh tế Mỹ thực hiện.
c. Kết thúc: khẳng định lại ý kiến của bản thân.