Hãy phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Từ đó, nêu cảm nghĩ của em về phong cách nghệ thuật trữ tình của Bác thể hiện trong bài thơ.>
Nội dung bài thơ, cảm hứng của tác giả. Từ đó nhấn mạnh chủ đề và giá trịnghệ thuật của tác phẩm ( phần chính).
- Bình giảng bài Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh để làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ - lớp 11
- Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối được Thạch Lam miêu tả trong truyện ngắn Hai đứa trẻ và phát biểu cảm nhận của mình
- Bức chân dung tự họa qua hai bài thơ Chiều tối và Cảnh chiều hôm trong Ngục trung nhật kí của Hồ Chí Minh
- Cổ điển và hiện đại trong Chiều Tối
- Bức tranh phố huyện nghèo lúc chiều tối trong Hai đứa trẻ
Dàn ý
1. Mở bài
- Khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận
2. Thân bài
- Giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo suốt một ngày dài với xiềng xích đi bộ đường rừng đến tận chiều tối mà chưa được nghỉ chân
- Chiều tối sự chuyển giao giữa ngày với đêm và cảm xúc của Bác - một con người xa quê
- Khung cảnh chiều tối nơi núi rừng
+ Bút pháp chấm phá
+ Bức tranh chiều đầy ấn tượng
+ Phong vị cổ điển của thơ đường thơ tống và sự sáng tạo riêng trong nghệ thuật của Bác
=> Vẻ đẹp tâm hồn Người: Bác xuất hiện như một con người đời thường hoà mình với cảnh vật thiên nhiên. Bao cảm xúc, bao khát khao chợt tràn về trong khung cảnh hùng vĩ ấy. Ý chí nghị lực phi thường của Bác
- Bức tranh con người trong đời sống sinh hoạt
+ Hình ảnh con người trở thành trung tâm của bức tranh chiều
+ Cuộc sống lao khổ của người lao động
=> Tình yêu thương lòng nhân ái của Bác đã vượt qua biên giới bao trùm cả nhân loại
- Nghệ thuật
+ Sự vận động hình tượng thơ
+ Lặp từ điệp ngữ
+ Nhịp điệu câu thơ và ý nghĩa của nó
+ Phân tích rõ chữ "hồng" ở cuối câu
=> Cảm nhận về trái tim của Người
=> Trong thơ có cảnh trong cảnh có tình
- Đáng giá khái quát về toàn bộ tác phẩm
3. Kết bài: Cảm nhận của bản thân
- Về nghệ thuật
- Về nội dung
- Về tâm hồn bác trong bài thơ
Bài mẫu
Đã hơn ba mươi năm rồi kể từ ngày Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng. Hơn ba mươi năm đó là cả một quãng thời gian dài, đã làm cho bao mái đầu xanh ngả bạc, bao em thơ khôn lớn thành người, ba mươi năm đã để làm người ta quên đi một con người. Thời gian cứ vùn vụt trôi qua, cứ đi mãi và chôn vùi những điều trong quá khứ. Nó trở nên đáng sợ với tất cả mọi người. Nhưng dường như Bác Hồ là một ngoại lệ, Người bất từ trước thời gian. Bởi Người là kết tinh của tinh hoa dân tộc. Những tác phẩm của Người là nghệ thuật - nghệ thuật đích thực. Văn thơ của Người hài hòa giữa chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ, giữa cái cổ điển của phương Đông, cái mới mẻ độc đáo của phương Tây, thể hiện một tư thế ung dung, tự tại, một tấm lòng nhân đạo cao cả, một tình yêu nước cháy bỏng. Tất cả đã tạo nên một phong cách văn học rất riêng biệt, rất độc đáo, rất Hồ Chí Minh.
Bài thơ Chiều tối cho ta thấy được phần nào tâm hồn và phong cách thơ văn độc đáo ấy:
Chim mỏi về rừmg tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không,
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Trong hơn một năm bị chinh quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ, Bác Hổ đã bị giải đi giải lại qua hơn 30 nhà lao. Cứ sáng đi tối lại dừng ở một nhà lao mới. Bài thơ Chiều tối có lẽ được ra đời trong hoàn cảnh như thế.
Mớ đầu bài thơ là hai câu tả cành thiên nhiên:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Đó là một bức tranh thưa thoáng với vài nét chấm phá tiêu biểu của thời khắc ngày tàn. Một cánh chim sau ngày kiếm ăn mệt mỏi đang về tổ, một chòm mây cô đơn đang lững lờ trôi trên lưng trời như đang tìm một nơi nào đó để nghỉ chân. Cảnh vật phảng phất đâu đây hương vị của thơ Đường, nó tương đồng với nhiều câu thơ quen biết.
Chim hôm thoi thót về rừng
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
(Chiều hôm nhớ nhà-bà Huyện Thanh Quan)
Những cánh chim trong thơ văn trung đại sao buồn làm vậy? Còn cánh chim trong bài Chiều tối lại hiện ra có nét gì đó thoáng rộng, nhẹ nhàng, mở ra được cái linh hồn của tạo vật, của thiên nhiên. Nhà thơ không dừng lại ở dưới thấp mà hưởng lên cao nhìn bầu trời, mây núi.
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Đọc câu thơ, ta thấy thời gian đang lặng lẽ theo nhịp đập của cánh chim trời, theo chòm mây cô đơn lặng lẽ. Trong cả cảnh núi non, mây trời, nhà thơ đã bắt được linh hồn của cảnh vật, để dùng cảnh vật mà gợi ra cảnh chiều tà - một buổi chiều vắng lặng yên ả nơi núi rừng. Lúc này đây nhà thơ đang trong cảnh ngộ của một tù nhân. Đáng lí ra Người phải buồn, phải than thở cho nỗi khổ của chính mình. Nhưng không, Bác Hồ dường như đang cố giấu mình đi, quên mình đi, quên cả cảnh ngộ của mình để chia sẻ, rung cảm với vạn vật, với mấy cánh chim, với một chòm mây để thấu cho đủ, cho hết cái linh hồn, trạng thái của cảnh vật. Có lẽ nếu là một nhà thơ khác thì chắc hẳn đã không tránh khỏi cái quy luật ''Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", nhất là một người vừa trải qua một ngày nặng nhọc, trước mặt là một đêm dài trong xà lim ẩm thấp, đầy muỗi, rệp. Có như thế chúng ta mới thấy được tấm lòng nhà thơ rộng lớn biết bao, tâm hồn nhà thơ cao cả biết chừng nào!
Bằng bút pháp châm phá cổ điển của thơ Đường, nhà thơ đã vẽ nên một cảnh thiên nhiên về chiều đẹp, nhưng buồn. Qua đó, thể hiện sự đồng cảm của tâm hồn tác giả với tạo vật. Tuy nhiên, nhà thơ không chỉ mở rộng tâm hồn đến với thiên nhiên mà quan trọng hơn, Người hướng nhiều đến cuộc sống của con người.
Giữa khung cảnh thiên nhiên vạn vật muốn nghỉ ngơi, hiện ra hình ảnh một cô gái đang say sưa làm việc chuẩn bị cho bữa ăn chiều:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
Cảnh vật và âm điệu nghe vẫn âm vang đâu đó dư ba của thơ Đường nhưng đối tượng con người tác giả miêu tả lại rất hiện đại. Đó không phải là Ngư - Tiều Canh - Mục mà là một con người lao động cụ thể - cô gái xóm núi. Công việc của cô chẳng nhẹ nhàng gỉ. Điều đó chúng ta có thể cảm nhận được qua kết cấu và nhịp điệu của câu thơ. Ba tiếng “ma bao túc” ở câu trên xuống câu dưới đáo lại thành “Ba túc ma hoàn" miêu tả thật chính xác cái chuyển động quanh quấn vòng tròn của cối xay. Không có một tấm lòng cảm thông, một tấm lòng trân trọng, thì chắc hẳn người đang trong cảnh ngộ đau khổ - tù nhân - không thể tái hiện lại bức tranh cuộc sống gần gũi thân thương đến thế. Đến câu kết bài thơ, tinh yêu thương ấy đã lan tỏa, cháy sáng thành một niềm vui. một niềm tin:
Xay hết lò than đã rực hồng
Mới đọc, ta tưởng như câu thơ chỉ là một lời thông báo rất bình thường: Cho ta biết công việc xay ngô đã kết thúc và đúng lúc đỏ thì lò than đỏ. Song nếu chỉ dừng đó thì nhà thơ Hồ Chí Minh của chúng ta không khác gì nhà thơ Liễu Tông Nguyên đời Đường với bài thơ Giang tuyết:
Thiên Sơn điểu phi tuyệt
Vụn kính nhân tung diệt
Cô chu thôi lập ông
Độc điếu hàn giang tuyết
Nghĩa là:
Nghìn non bóng chim bay đã tắt
Muôn nẻo dấu đã mất
Trôn chiếc thuyền cô đơn
Ông già mang tới đội nón
Một mình cầu tuyết sông lạnh
Bài thơ của Liễu Tông Nguyên lẻ loi, cô đơn và lạnh lẽo quá chừng. Ta biết thơ Bác rất Đường mà lại không Đường chút nào. Đọc bài thơ Chiều tối và đặc biệt là đặt nó trong cảnh ngộ của người sáng tác, ta mới thấy hình ảnh “lò than đỏ” có ý nghĩa và giá trị như thế nào. Nó làm rực sáng cả bài thơ, làm sáng lên không gian tối của chiều tà, sáng lên khuôn mặt người thiếu nữ và đặc biệt sáng lên tâm hồn nhà thơ. Bao nhiêu nỗi nhọc nhằn mệt mỏi của chim nước, mây trời, bao nhiêu tâm trạng buồn của người lữ khách phút chốc đã tan biến đi đâu cả. Ánh lửa hồng và hơi ấm của lửa đã xua tan cái không khí giá lạnh, u buồn của chiều tà và có lẽ xóa đi cả nồi u buồn trong tâm hồn tác giả. Hình ảnh “lò than đỏ” là một hình ảnh rất hiện thực và rất trữ tình. Cảm nhận được hình ảnh đẹp như thế, tâm hồn nhà thơ chắc hẳn phải rất tinh tế và nhạy cảm. Cái nhìn và sự cảm nhận ấy toát lên từ tình cảm đẹp đẽ, đó là sự cảm thông, chia sẻ với công việc lao động của con người, trân trọng con người. Câu thơ "Xay hết lò than đã rực hồng” cũng biểu hiện rất rõ một niềm vui trước cuộc sống, niềm lạc quan, một niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Tuy tả cảnh chiều tối, tả không gian thiên nhiên từ sáng đến tối nhưng hình ảnh cuối bài thơ lại là một hình ảnh tràn đầy, lan tỏa ánh sáng. Điều này không hề xa lạ trong các bài thơ của Bác. Tất cả vạn vật như đều vận động hướng tới cuộc sống hướng tới lương lai tốt đẹp.
Khổ lắm ắt là đến lúc vui đều đi từ bóng tối đến ánh sáng, từ đêm đến ngày...
Mừng sáng nghe oanh hót xóm gần hay
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không?
Bài thơ Chiều tối giống như nhiều bài thơ khác đều kết thúc theo kiểu “vẫn thẳng vút lên cao” (ý của Chế Lan Viên trong một bài bình thơ Bác) ở cuối bài thơ lên đỉnh điểm của cảm xúc thẩm mĩ. Một chữ "hồng’' làm sáng rực cả bài thơ. Nó là con mắt, là nhãn tự của bài thơ "nó sáng bừng lên,nó cân lại, chỉ một chữ thôi với 27 chữ khác dẫu nặng đến mấy đi chăng nữa’ ’(Hoàng Trung Thông). Rõ ràng âm điệu của hai câu cuối có phần dư âm của Đường thi nhưng cảnh thơ, tình thơ lại rất hiện đại. Nó phác họa ra chân dung một con người ung dung tự tại và một tinh thần thép, một tinh cảm yêu thương đầy nồng cháy
Bài thơ Chiều tối miêu tả đặc sắc cảnh chiều nơi xóm núi buồn, vắng lặng. Nhưng tâm hồn khoe khoắn của nhà thơ đã làm cho ý thơ được nâng dần tới niềm vui, niềm hi vọng. Trong vô vàn cái đáng nơi, đáng viết của cảnh Bác đã nâng niu, trân trọng và làm cháy bùng lên hình ảnh - lò than đỏ - hay chính làm cháy bùng lên tấm lòng mình. Qua đó, ta thấy rõ được cái tôi của Bác, một cái tôi nhiều cung bậc cảm xúc tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và cuộc sống, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con người thể hiện một tinh thần lạc quan, một niềm yêu, niềm hi vọng bình dị nhưng chói sáng.
Bài thơ là một sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh với sự hài hòa giữa chất cổ điển - Đường thi với chất hiện đại. Cảm xúc nhà thơ hài hòa giữa chất thi sĩ, chiến sĩ, giữa chất thơ và chất trữ tình. Vì thế cảnh thơ tuy thu hẹp nhưng ý thơ, tình thơ mở rộng đến bao la, vô tận. Đọc bài thơ, khó ai tin đó là bài thơ của một tù nhân bởi vì nó trữ tình quá, cao cả quá, ung dung tự tại quá.
Chiều tối là một bài thơ đặc sắc. Nó khác nào một bếp lửa hồng tòa sáng tình yêu cuộc sống, yêu con người bao la, thấm thía. Nó là một bài thơ đậm đà chất nhân bản, nhân văn, hài hòa chất thép với chất trữ tình, bởi vì nó được bất nguồn từ một tâm hồn “lấy cái vui của cuộc đời đánh bắt mọi nỗi đau thương“ (ý của Chế Lan Viên) và ta thấy nhà thơ Hoàng Trung Thông đã nói rất đúng:
Con đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa sáng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình
PHẠM QUỐC ĐẠT
Loigiaihay.com
- Bình giảng bài Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh để làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ - lớp 11
- Đọc hiểu Chiều tối
- Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ chí Minh
- Cổ điển và hiện đại trong Chiều Tối
- Bình giảng bài thơ Mộ (Chiều tốì) của Hồ Chí Minh.
>> Xem thêm