Hai quan niệm về gia đình và xã hội (Vũ Trọng Phụng)>
1. Tiểu sử - Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên nhưng lớn lên và sinh sống tại Hà Nội. - Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi.
Tác giả
Tác giả Vũ Trọng Phụng
1. Tiểu sử
- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên nhưng lớn lên và sinh sống tại Hà Nội.
- Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi.
- Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học.
- Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi.
- Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ → đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ.
- Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng.
- Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng.
- Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời.
- Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây.
→ Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba “nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta”.
- Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu “ông vua phóng sự của đất Bắc” cho Vũ Trọng Phụng.
b. Phong cách nghệ thuật
- Văn chương Vũ Trọng Phụng thể hiện thái độ căm phẫn đối với xã hội “chó đểu”.
- Ông là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực.
Sơ đồ tư duy Tác giả Vũ Trọng Phụng
Tác phẩm
Tác phẩm Hai quan niệm về gia đình và xã hội (trích Số đỏ)
Số đỏ là một trong những tiểu thuyết xuất sắc trong nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Tác phẩm gồm 20 chương, kể về hành trình gia nhập xã hội thượng lưu Hà Nội vào đầu thế kỉ XX của nhân vật chính Xuân Tóc Đỏ. Xuất thân là một đứa trẻ mồ côi, thất học, lang thang lề đường xó chợ với mái tóc đỏ hoe, Xuân trải qua nhiều nghề để kiếm sống: bán báo, bán phá-xa (tức đậu phộng rang), rao bán thuốc lậu, nhặt bóng ở sân quần vợt,... và bị đuổi việc vì một hành động vô giáo dục. Tuy nhiên nhờ đó, hắn được bà Phó Đoan – một me Tây dâm đãng – chú ý và bảo lãnh cho thoát khỏi việc tù tội, sau đó giới thiệu đến làm việc cho hiệu may Âu hoá của vợ chồng Văn Minh. Từ đó, bằng sự tinh ranh, lọc lõi, Xuân dần gia nhập vào giới thượng lưu, mang danh xưng “sinh viên trường thuốc” (tức trường y),“giáo sư quần vợt”. Nhờ vô tình gây ra cái chết của cụ cố tổ, ông nội của Văn Minh, giúp con cháu của cụ nhanh chóng được hưởng trọn gia tài nên Xuân được cả gia đình Văn Minh biết ơn và dự định gả cô Tuyết – em út của Văn Minh – cho hắn. Tham gia giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm sang Bắc Kì, Xuân dùng thủ đoạn loại bỏ các đối thủ mạnh nhất để trở thành người duy nhất đấu với quán quân của Xiêm. Xuân được lệnh thua nhưng nhân đó hắn đã diễn thuyết để biến trận thua của mình thành sự hi sinh vì nghĩa lớn. Kết truyện, Xuân được tung hô là “anh hùng cứu quốc”, được nhận Huân chương Bắc đẩu bội tinh, được mời tham gia các hội nhóm cải cách xã hội và hứa hôn với cô Tuyết.
Văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội thuộc Chương V trong tiểu thuyết Số đỏ, kể về ngày đầu tiên Xuân đến làm việc cho tiệm may Âu hoá.
Sơ đồ tư duy Tác phẩm Hai quan niệm về gia đình và xã hội