Chủ đề 7. Môi trường và quần thể sinh vật - Sinh 12 Cán..

Bài 21. Sinh thái học quần thể trang 120, 121, 122 Sinh 12 Cánh diều


Trong tự nhiên nhiều sinh vật cùng loài sống thành đàn. Hãy cho biết việc hình thành đàn có ý nghĩa gì đối với sự tồn tại và phát triển của các cá thể?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 120 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 120 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Trong tự nhiên nhiều sinh vật cùng loài sống thành đàn. Hãy cho biết việc hình thành đàn có ý nghĩa gì đối với sự tồn tại và phát triển của các cá thể?

Phương pháp giải:

Lý thuyết quần thể sinh vật

Lời giải chi tiết:

Sống bầy đàn giúp cho cá thể có thể tăng khả năng kiếm ăn, chống lại kẻ thù,...

CH tr 120 CH

Trả lời câu hỏi trang 120 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Lấy thêm ví dụ về các quần thể sinh vật.

Phương pháp giải:

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, chúng có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Lời giải chi tiết:

Quần thể cá chép ở ao

Quần thể lúa ở cánh đồng

CH tr 121 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 121 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Nêu các dẫn chứng chứng minh quần thể là một cấp độ tổ chức sống.

Phương pháp giải:

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, chúng có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Lời giải chi tiết:

Quần thể sinh vật là một tổ chức sống mang những đặc điểm đặc trưng không có ở mỗi cá thể sinh vật:

- Quần thể là cấu trúc ổn định về số lượng và mật độ cá thể, thành phần lứa tuổi, tỉ lệ đực/cái và sự phân bố trong không gian.

- Trong quần thể sinh vật, các cá thể có những tác động qua lại với nhau thông qua mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.

- Trong quần thể, giữa quần thể và môi trường luôn có sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Các cá thể của quần thế có khả năng sinh sản hình thành thế hệ mới.

- Hoạt động sống và số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh tương ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

CH tr 121 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 121 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Cho biết ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ đối với sự tồn tại và phát triển của các cá thể trong quần thể? Nêu ví dụ minh hoa.

Phương pháp giải:

Khi đó, các cá thể của quần thể có mối quan hệ hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như tìm kiếm nguồn sống, chống lại điều kiện bất lợi của môi trường, chống lại kẻ thù ,...

Lời giải chi tiết:

Khi sống thành bầy đàn, các cá thể của quần thể có mối quan hệ hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như tìm kiếm nguồn sống, chống lại điều kiện bất lợi của môi trường, chống lại kẻ thù,...

Ví dụ: Một số cây thông nhựa (Pinus latteri) sống gần nhau có hiện tượng liền rễ, nhờ đó cây sinh trưởng và chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng lẻ.

CH tr 122 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 122 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Nêu điều kiện làm xuất hiện quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

Phương pháp giải:

Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra khi nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể.

Lời giải chi tiết:

Điều kiện: nguồn sống môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể.

CH tr 122 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 122 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Cho biết hệ quả của mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

Phương pháp giải:

Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra khi nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể.

Lời giải chi tiết:

Mối quan hệ này thường không dẫn tới sự tuyệt diệt các cá thể cùng loài mà làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp, đạt bảo cho sự tồn tại và phát triển.

CH tr 123 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 123 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Cho biết ý nghĩa của việc xác định kích thước của quần thể sinh vật trong thực tiễn sản xuất và bảo tồn.

Phương pháp giải:

Kích thước quần thể là tổng số các cá thể (hoặc tổng khối lượng hay tổng năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian mà quần thể sinh sống.

Lời giải chi tiết:

- Trong trồng trọt và chăn nuôi, việc xác định kích thước của quần thể sẽ giúp kiểm soát số lượng cá thể phù hợp với điều kiện môi trường.

- Đối với công tác bảo tồn, xác định kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật quý hiếm giúp đề ra các biện pháp bảo tôn kịp thời, tránh hiện tượng tuyệt chủng như Tê giác một sừng của Việt Nam.

CH tr 123 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 123 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Lấy thêm ví dụ về sự điều chỉnh tỉ lệ đực : cái trong chăn nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Phương pháp giải:

Tỉ lệ giới tính của quần thể là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái.

Lời giải chi tiết:

Tăng tỉ lệ bò cái: Bò cái cho sữa, do đó, người ta muốn tăng tỉ lệ bò cái để tăng sản lượng sữa. Có thể áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tinh trùng có NST giới tính X.

CH tr 124 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 124 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 21.6, nêu sự khác biệt của ba dạng hình tháp tuổi.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 21.6

Lời giải chi tiết:

Sự khác biệt: số lượng cá thể ở các độ tuổi trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.

CH tr 124 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 124 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 21.7, mô tả và phân biệt ba kiểu phân bố của quần thể sinh vật.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 21.7

Lời giải chi tiết:

- Phân bố đồng đều: Các cá thể phân bố theo một khoảng cách đều nhau trong khu vực sông.

- Phân bố ngẫu nhiên: Các cá thể phân bố ngẫu nhiên trong khu vực sống, khoảng cách giữa các cá thể không ổn định.

- Phân bố theo nhóm: Các cá thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.

CH tr 125 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 125 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Vì sao mật độ cá thể là một đặc trưng của quần thể?

Phương pháp giải:

Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng các cá thể) trên một đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thể là một đặc trưng của đó sinh sống.

Lời giải chi tiết:

Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới:

(1) Mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.

(2) Kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.

(3) Mức tử vong của quần thể.

CH tr 125 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 125 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 21.8 và cho biết sự tác động của các yếu tố đến kích thước quần thể.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 21.8

Lời giải chi tiết:

Tác động làm suy giảm kích thước: Tử vong, xuất cư.

Tác động làm tăng kích thước: Sinh sản, nhập cư.

CH tr 126 CH

Trả lời câu hỏi trang 126 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 21.10 và hoàn thành bảng 21.1.

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 21.10

Lời giải chi tiết:

CH tr 127 CH

Trả lời câu hỏi trang 127 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 21.10 và cho biết dạng tăng trưởng của quần thể người hiện nay. Trong tương lai, dạng tăng trưởng này có tiếp tục diễn ra không? Giải thích.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 21.10

Lời giải chi tiết:

Khi dân số quá đông vượt quá sức chưa của môi trường → tăng trưởng theo thực tế → dạng tăng trưởng này không tiếp tục diễn ra.

CH tr 128 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 128 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Nêu một số nguyên nhân có thể làm cho quần thể người Việt Nam bị già hoa dần.

Phương pháp giải:

Quần thể người Việt Nam đang phát triển ổn định nhưng có xu hướng già hóa.

Lời giải chi tiết:

- Tỉ lệ sinh giảm

- Di cư

- Tuổi thọ trung bình tăng

- Thay đổi cơ cấu dân số trẻ sang già

CH tr 128 CH

Trả lời câu hỏi trang 128 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Nêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì và theo chu kì.

Phương pháp giải:

Lý thuyết các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể.

Lời giải chi tiết:

- Biến động không theo chu kì: Số lượng cá thể chim sẻ trên đảo Daphne dao động khoảng 300 cá thể vào các năm từ 1979 đến 1982 (lượng mưa trung bình dưới 10 mm/năm), năm 1983 số lượng cá thể chim tăng lên khoảng 1200 cá thể do lượng mưa tăngđột ngột lên trên 1200 mm/năm.

- Biến động theo chu kì: Tảo tăng mạnh số lượng vào ban ngày và giảm vào ban đêm; số lượng cá thể loài ếch, nhái tăng mạnh vào mùa mưa.

CH tr 129 CH

Trả lời câu hỏi trang 129 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 21.12 và mô tả mối quan hệ giữa số lượng thỏ và số lượng mèo rừng.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 12.12

Lời giải chi tiết:

Khi số lượng thỏ tăng, mèo rừng có nhiều thức ăn hơn, dẫn đến số lượng mèo rừng cũng tăng.

- Khi số lượng thỏ giảm, mèo rừng có ít thức ăn hơn, dẫn đến số lượng mèo rừng cũng giảm.

CH tr 130 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 130 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Kết quả

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự khảo sát và ghi lại kết quả

CH tr 130 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 130 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Mục đích

Lời giải chi tiết:

Xác định kích thước, mật độ quần thể thực vật và các động vật ít di chuyển

CH tr 130 CH 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 130 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Giải thích

Lời giải chi tiết:

Kích thước và mật độ của một quần thế (ví dụ: giun đất trong vườn trường, lúa trong một mảnh ruộng, ngô trong một mảnh vườn,...) có thể xác định thông qua việc đếm số lượng cá thể của quần thể hoặc đếm đại diện ở một số vị trí đặc trưng.

CH tr 130 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 130 SGK Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Trong chăn nuôi, nuôi gà lấy trứng và nuôi gà lấy thịt thì tỉ ệl đực/cái trong đàn gà nên thay đổi như thế nào? Giải thích.

Phương pháp giải:

Lý thuyết điều chỉnh tỉ lệ giới tính.

Lời giải chi tiết:

Nuôi gà lấy trứng:

- Tỉ lệ đực/cái: 1:10 hoặc 1:20.

Giải thích:

Gà mái là gà đẻ trứng, do đó, cần nhiều gà mái hơn để có nhiều trứng.

+ Gà trống chỉ cần để phối giống với gà mái.

+ Nuôi quá nhiều gà trống sẽ tốn thức ăn và không mang lại hiệu quả kinh tế.

Nuôi gà lấy thịt:

- Tỉ lệ đực/cái: 1:1.

Giải thích:

Gà trống và gà mái đều có thể nuôi lấy thịt.

+ Gà trống thường lớn nhanh hơn gà mái.

+ Nuôi tỉ lệ 1:1 giúp tận dụng được ưu điểm của cả gà trống và gà mái.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD