SBT Văn 12 - Giải SBT Ngữ văn 12 - Cánh diều Bài 2: Hài kịch - SBT Ngữ văn 12 Cánh diều

Giải bài Quan thanh tra trang 15 sách bài tập văn 12 - Cánh diều


Nối thông tin ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B để tìm hiểu về thể loại hài kịch Đánh dấu √ vào những điều người đọc bắt buộc phải thực hiện khi đọc hiểu văn bản kịch.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 15 SBT Văn 12 Cánh diều

Nối thông tin ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B để tìm hiểu về thể loại hài kịch

Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức về Hài kịch

Lời giải chi tiết:

1c

2e

3i

4d

5a

6b

7g

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 16 SBT Văn 12 Cánh diều

Phát biểu

Đúng

Sai

(1) Phong cách cổ điển là một phong cách của các tác phẩm văn học châu Âu, phát triển rực rỡ nhất ở nước Anh từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.

   

(2) Phong cách cổ điển coi trọng chức năng xã hội, giáo huấn của văn học.

   

(3) Nhân vật trung tâm lý tưởng của phong cách cổ điển là những con người đặt lí trí lên trên tình cảm, phục tùng lợi ích quốc gia, dòng họ.

   

(4) Phong cách cổ điển phê phán các nhân vật đam mê dục vọng bản năng, đi ngược lại nguyên tắc tôn sùng lý trí.

   

(năm) Nhân vật trong các tác phẩm mang phong cách cổ điển được tô đậm, nhấn mạnh để làm nổi bật một nét tính cách nào đó.

   

(6) Ở Việt Nam và một số nước phương Đông, phong cách cổ điển nổi bật trong tất cả các sáng tác thời hiện đại.

   

(7) Tính cách của nhân vật trong các tác phẩm mang phong cách cổ điển là sản phẩm của hoàn cảnh, biến đổi do tác động của hoàn cảnh 

   

(8) Phong cách cổ điển tạo ra những hệ thống quy định khắt khe cho mỗi thể loại.

   

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các phát biểu, đối chiếu với các kiến thức đã học để đưa ra đúng, sai

Lời giải chi tiết:

1. Sai.

2. Đúng

3. Đúng

4. Đúng

5. Đúng

6. Sai

7. Sai

8. Đúng

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 17 SBT Văn 12 Cánh diều

Đánh dấu vào những điều người đọc bắt buộc phải thực hiện khi đọc hiểu văn bản kịch.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các nhận định và đối chiếu với những kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

Các câu văn được đánh dấu bao gồm:

(1), (3), (4), (5), (6).

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 17 SBT Văn 12 Cánh diều

Nêu tình huống và xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra

Phương pháp giải:

Đọc tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Tình huống : 

- Mọi người nhận nhầm Khlet- xta-cốp là quan thanh tra được thủ đô cử tới.

 - Khi Chủ sự bưu điện đọc bức thư mà Khlet-xta-cốp viết, mọi người mới nhận ra mình bị lừa bởi một người vô danh rỗng túi. 

- Xung đột :

+ Bề mặt : Quan chức địa phương >< Khlet-xta-cốp

+ Bề sâu: Nạn tham ô, tham nhũng, sự ngu dốt và thối nát của quan chức địa phương >< Lý tưởng

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 17 SBT Văn 12 Cánh diều

Tìm thông tin ở cột B phù hợp với nhân vật ở cột A

Phương pháp giải:

Đọc tác phẩm

Lời giải chi tiết:

(1)-e

(2)- a

(3)- d

(4)-b

(5)- g

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 18 SBT Văn 12 Cánh diều

Đọc kĩ lời thoại của thị trưởng, từ “( đập đập tay lên trán): Sao ấy à?...” đến “…Trả lời xem nào.” . Chỉ ra trong những lời thoại dưới đây của thị trưởng, lời thoại nào là đối thoại, lời thoại nào có màu sắc của độc thoại, lời thoại nào có màu sắc của bàng thoại?

Phương pháp giải:

Đọc tác phẩm

Lời giải chi tiết:

a. Đối thoại

b. Bàng thoại

c. Độc thoại

d. Đối thoại

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 18 SBT Văn 12 Cánh diều

Hoàn thành thông tin trong bảng dưới đây để chỉ ra mỗi lời thoại của nhân vật nào thể hiện thói tật, tính cách đáng cười gì của nhân vật

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Lời thoại

Nhân vật

Thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật được thể hiện qua lời thoại

Mẫu: “Có người mang đến Nhà Bưu vụ cho tôi. Tôi nhìn vào bì thư, xem gửi cho ai, thấy đề: Phố Nhà Bưu vụ. Tôi tái mặt, nghĩ thầm: Hừ, chắc hắn biết chuyện gì không tốt về Nhà Bưu vụ, nên báo cho quan trên. Tôi liền bóc ra xem.”.

Mẫu: Chủ sự bưu vụ

Mẫu: 

- Xâm phạm bí mật thư tín.

- Có tật giật mình, luôn lo lắng, sợ hãi bị cáo giác lên quan.

(1) Sao ông lại dám nói biết thế quỷ nào Ngài là ai? Tôi hạ lệnh bắt ông…; Ông phải biết Ngài cưới con gái tôi, tôi sẽ thành quan to có uy quyền, tôi sẽ đày ông đi Xi-bia, rõ không?

Thị trưởng

- Ham mê quyền lực, háo danh

- Lạm dụng quyền lực.

(2) “Trong khi đi đường, mình đánh bạc với một thằng cha quan ba, bị nhẵn túi không còn gì để trả tiền ăn trọ; mình đang bị chủ quán doạ bỏ tù […] Cậu có nhớ hai thằng chúng mình bị túng quẫn như thế nào không, và một lần thằng cha chủ hiệu bánh nó đã tóm cổ áo mình vì mình ăn bánh ngọt quỵt tiền?”

Khlét- xta- cốp

- Ham cờ bạc

- Có thói ăn quỵt

(3) “Ba mươi năm trời, tôi làm việc quan, không có một thằng nhà buôn, một thằng thầu khoán nào có thể bịp được tôi, tôi đã lừa được những thằng đểu gia thạo nghề để lừa lọc, những thằng cáo già tinh ma quỷ quái nhất; tôi đã bịp được cả ba thằng tổng đốc! Tổng đốc ấy…”

Thị trưởng

- Lừa lọc.

(4) “Tất cả bọn văn sĩ văn siếc ấy, hử, đồ sâu tằm, đồ ưa tự do khốn khiếp, cái giống quỷ quái, ông thì trói tròn tất cả chúng nó lại, ông thì nghiền nát tất cả chúng nó như cám, giẫm bẹp chúng nó, quẳng xác cho quỷ nó tha đi!”.

Thị trường

- Luôn tỏ ra trịnh trọng, hiểu biết.

- Tính cách xấu xa, lố bịch.

Câu 8

Trả lời Câu hỏi 8 trang 19 SBT Văn 12 Cánh diều

Nhân vật tích cực trong đoạn trích Quan thanh tra chính là tiếng cười. Hãy nêu ý kiến của em về quan điểm đó.

Phương pháp giải:

Đọc lại tác phẩm và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Em đồng ý với ý kiến trên. Vì:

- Tiếng cười đã lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, lộ rõ bản chất của người cầm quyền, bộc lộ sự ngu dốt và nạn tham nhũng

- Qua đó nhà văn muốn khán giả nhìn nhận vào chính bản thân mình, nhìn vào con người thật sự của mình và đưa ra những lời cảnh báo về lối sống với mọi người.

Câu 9

Trả lời Câu hỏi 9 trang 19 SBT Văn 12 Cánh diều

Thông điệp chính của đoạn trích là gì? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hiện nay?

Phương pháp giải:

Đọc tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Thông điệp chính của đoạn trích là vấn nạn đạo đức và tham nhũng trong xã hội ngày nay. Quan lại địa phương vốn là những kẻ tham nhũng vô cùng lo sợ, tìm mọi cách để mua chuộc, hối lộ cho quan thanh tra. Ngay khi nhận tin Khlet- xta- cốp là quan thanh tra thì nhanh chóng lấy lòng bằng cách bày ra những bữa ăn ngon, cho vay tiền thoải mái, thậm chí, ngài thị trưởng vì khát vọng thăng công tiến chức mà hiến cả con gái hòng lấy lòng vị “quan thanh tra” giả này. Đoạn trích đã vạch trần bản chất của bộ máy quan chức mục nát dưới chế độ Sa hoàng.

Qua thông điệp của đoạn trích như gửi đến một lời phê phán hiện thực xã hội khi nạn tham nhũng đang len lỏi và âm ỉ trong từng bộ máy chính quyền và cũng như một lời nhắc nhở cho sự ngu dốt và mục nát của chính quyền sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Cánh diều - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí