SBT Văn 12 - Giải SBT Ngữ văn 12 - Cánh diều Bài 4: Văn tế, thơ - SBT Ngữ văn 12 Cánh diều

Giải bài Lưu biệt khi xuất dương trang 45 sách bài tập văn 12 - Cánh diều


Chọn phương án đúng cho bài Lưu biệt khi xuất dương Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình qua hai câu thực và câu luận (ý thức về cá nhân, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,...)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 45 SBT Văn 12 Cánh diều

Chọn phương án đúng cho bài Lưu biệt khi xuất dương:

A. Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú, luật trắc

B. Thơ Đường luật thất ngôn, tứ tuyệt, luật bằng

C. Thơ Đường luật thất ngôn, bát cú, luật bằng

D. Thơ Đường luật ngũ ngôn, bát cú, luật bằng

Phương pháp giải:

Chú ý hình thức của bài thơ

Lời giải chi tiết:

C

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 45 SBT Văn 12 Cánh diều

Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình qua hai câu thực và câu luận (ý thức về cá nhân, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,...)

Phương pháp giải:

Xác định câu thực và câu luận của tác phẩm và phân tích

Lời giải chi tiết:

- Ý thức về cái tôi : ý thức được về vị trí, vai trò của mình trong cuộc đời, trong lịch sử. Trong cuộc đời phải nhận thức trách nhiệm bản thân, ý thức cá nhân về nghĩa vụ của một nam nhân và cũng là của một công dân đối với đất nước bị ngoại xâm. Bên cạnh cái tôi tự tin vào bản thân là niềm hi vọng, niềm tin vào lớp người trong tương lai: “Sau này muôn thuở, há không ai?”

- Quan niệm về vinh nhục : Trong một trăm năm hữu hạn ấy, người nam nhi phải thực hiện được chí làm trai và cũng trong ngàn năm sau đó phải để lại được tiếng thơm cho đời. Ấy là vinh, một nam nhi nhưng khi đất nước bị xâm chiếm lại lẩn tránh, bất lực, chỉ biết xót than mà không có hành động thiết thực, cuộc đời để số phận quyết định thì đó là nhục.

- Từ bỏ cái lỗi thời, hướng tới cái tiên tiến, đổi mới. Sách Thánh Hiền còn đó nhưng không thể đấu lại súng đạn quân thù. Vì vậy có học cũng không ích gì, cần phải bước ra khuôn khổ tìm kiếm con đường mới. Từ đó có thể thấy một tư tưởng vô cùng tiến bộ của Phan Bội Châu - một nhà Nho vốn đề cao tư tưởng Nho giáo.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 45 SBT Văn 12 Cánh diều

Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong hai câu kết.

Phương pháp giải:

Đọc hai câu kết và nêu cảm nghĩ

Lời giải chi tiết:

Hai câu kết trong bài thơ Đường luật: vừa khép lại, kết lại bài thơ, lại vừa gợi. Lời thơ hết mà ý thơ chưa hết.

 Bài thơ khép lại với hình tượng nhân vật trữ tình trong tư thế và khát vọng lên đường mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng.

- Con người lúc này hiện lên với tầm vóc vũ trụ

- Nghĩa của hai câu kết có phần êm ả, bình lặng không thể hiện được khí thế mạnh mẽ, hào hùng của con người được chắp đôi cánh của lí tưởng, khát vọng bay lên trên thực tại khắc nghiệt, tối tăm với ánh sáng của niềm lạc quan, niềm tin trong buổi ra đi tìm đường cứu nước

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 45 SBT Văn 12 Cánh diều

Phân tích tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu…

Phương pháp giải:

Đọc tác phẩm. Chỉ ra được các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ và phân tích.

Lời giải chi tiết:

- Hình tượng thiên nhiên kì vĩ, lớn lao: càn khôn, Đông hải, trường phong, thiên trùng bạch lãng. Gây dựng hình ảnh thiên nhiên kì vĩ, lớn lao như vậy nhằm tạo ra bối cảnh để làm nổi bật lên hình ảnh của con người trong tác phẩm.

- Nghệ thuật đối: 

+ Hai câu thực : sự đối nhau hài hòa giữa sự vô hạn của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Trong một trăm năm hữu hạn ấy, người nam nhi phải thực hiện được chí làm trai và cũng trong ngàn năm sau đó phải để lại được tiếng thơm cho đời

+ Hai câu luận : Sự đối nhau giữa sống và chết, cái tồn tại và không tồn tại. Khi non sông đã chết, sống cũng không ích gì. Sách Thánh Hiền còn đó nhưng không thể đấu lại súng đạn quân thù. Chính sự đối lập này đã thể hiện một tư tưởng vô cùng tiến bộ của Phan Bội Châu - một nhà Nho vốn đề cao tư tưởng Nho giáo.

- Bút pháp ước lệ và cường điệu: Bút pháp ước lệ được sử dụng để tạo ra một hình ảnh sống động và sinh động về tác giả và sự quyết tâm của ông. Cường điệu được sử dụng để tăng cường hiệu quả của thông điệp, làm cho nó trở nên mạnh mẽ và thuyết phục hơn.

- Giọng điệu : Giọng thơ nhiệt huyết, lay động này đã tiếp thêm sức mạnh, đã thổi bùng khát khao cho biết bao kẻ sĩ thời ấy có mong muốn thực hiện chí lớn vì sự nghiệp dân tộc của mình.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 45 SBT Văn 12 Cánh diều

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài nói Chơi xuân của Phan Bội Châu:

Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi,

Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.

Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,

Nắm địa cầu vừa một tí con con!

Đạp toang hai cánh càn khôn

Đem xuân vẽ lại cho non nước nhà!

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ và nêu cảm nhận.

Lời giải chi tiết:

Đoạn thơ trên trong bài hát nói Chơi xuân là một đoạn thơ nói về quan niệm “chí làm trai” của Phan Bội Châu. “Chí làm trai” của Phan Bội Châu mang sức mạnh và khát vọng xoay chuyển thời thế, làm nên vận hội mới. Qua câu thứ nhất và thứ hai ta có thể thấy, làm trai sinh thời không phụ thuộc vào trời đất, thời thế; làm trai sinh thời phải biết xoay thời. Hình tượng nam nhi trong đoạn thơ trên mang hình tượng người con trai “đầu đội trời, chân đạp đất”, mang sức mạnh “xoay nên thời thế”. Hình tượng ấy mang đầy sức sống. Một chữ “xuân” đã cho thấy sự tươi trẻ, thấy sức sống. Đó là “mùa xuân” của đất nước.Bằng các thủ pháp nghệ thuật cường điệu, phóng đại “nắm địa cầu vừa một tí con con!/ Đạp toang hai cánh càn khôn”, tác giả đã vẽ ra cảnh tượng hùng hồn, mạnh mẽ. Ở đây, người con trai mang sức mạnh xoay chuyển thời thế, không phụ thuộc vào vận mệnh, hay nói theo quan niệm dân gian xưa: “vận mệnh nằm trong tay ta”. Với ý chí, quan niệm của những người quân tử xưa, Phan Bội Châu đã viết lên đoạn thơ với hình tượng người con trai mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết, sẵn sàng xoay chuyển càn khôn để vẽ lên đất nước, để cống hiến cho “mùa xuân của đất nước”.

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 45 SBT Văn 12 Cánh diều

Tìm đọc trong sách, Internet… các bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ, chỉ ra sự giống và khác nhau về “chí làm trai” ở bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu với hai bài thơ đó.

Phương pháp giải:

Tìm hai bài thơ trên.
Tìm điểm giống và khác nhau trong nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ với Lưu biệt khi xuất dương.

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Đều nói đến “chí làm trai”

- Khác nhau: Trong Lưu biệt khi xuất dương, con người dám đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình. “Chí làm trai” trong tác phẩm mang tư tưởng của thời đại mới, đầy bản lĩnh: dám từ bỏ cái cũ, cái lạc hậu trước thời cuộc để đi tìm cái mới.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD