SBT Văn 12 - Giải SBT Ngữ văn 12 - Cánh diều Bài 5: Văn nghị luận - SBT Ngữ văn 12 Cánh diều

Giải bài Phân tích bài thơ Việt Bắc trang 51, sách bài tập Ngữ Văn 12 Cánh Diều


Mục đích của văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc (Nguyễn Văn Hạnh) khác với mục đích của bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) như thế nào?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 51 SBT Văn 12 Cánh diều

Mục đích của văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc (Nguyễn Văn Hạnh) khác với mục đích của bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại 2 văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Mục đích của văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc (Nguyễn Văn Hạnh): làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc.

- Việt Bắc của Tố Hữu: thể hiện tình cảm của tác giả, tình quân dân thắm thiết giữa những anh bộ đội với người Việt Bắc.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 51 SBT Văn 12 Cánh diều

Đoạn (1) mở đầu bài viết, tác giả Nguyễn Văn Hạnh cho người đọc biết những thông tin gì?

Phương pháp giải:

Đọc lại đoạn (1) mở đầu bài viết.

Lời giải chi tiết:

Đoạn (1) mở đầu bài viết, tác giả Nguyễn Văn Hạnh cho người đọc biết những thông tin về: bối cảnh ra đời, về số câu, nội dung và hình thức nổi bật của bài thơ Việt Bắc.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 51 SBT Văn 12 Cánh diều

Người viết phân tích và làm sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu.” bằng các lí lẽ và dẫn chứng nào trong phần (2) của văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (2) của văn bản

Lời giải chi tiết:

Người viết phân tích và làm sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu.” bằng các lí lẽ và dẫn chứng:

- Tiếng nói của tình cảm, tình yêu nhưng là tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với cách mạng, đối với nhân dân.

- Lối đối đáp giữa hai người yêu thương nhau, tình nghĩa mặn nồng: “mình”-“ta”.

- Việt Bắc hiện lên chân thực và xúc động.

- Việt Bắc có một ý vị đậm đà, “nhớ”- “thương’’ không tác rời nhau

- Tố Hữu thường chú ý cách diễn đạt quen thuộc với cảm nghĩ của quần chúng, thích nhịp điệu êm ái, cân đối của câu thơ dân gian và cổ điển

Trong các lí lẽ trên, mỗi lí lẽ đều được tác giả trích bài thơ Việt Bắc.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 51 SBT Văn 12 Cánh diều

Nét đặc sắc khi tác giả phân tích bài thơ trong phần (3) của văn bản là gì?

Phương pháp giải:

 Đọc phần (3) của văn bản.

Lời giải chi tiết:

Nét đặc sắc trong phần (3) là: 

- Nghệ thuật đặc tả hình ảnh của Bác.

- Mượn ý của Xuân Diệu: đây là một bức hoạ. bằng những nét chấm phá tinh tế theo tinh thần hội họa phương Đông, nhà thơ đã dựng lên một bức tranh đầy chất thơ, chất nhạc, rất trữ tình và giàu sức gợi tả.

- Sử dụng nhiều ngôn ngữ biểu cảm: “hay nhất”, “rất”, “thực sự là một bài thơ hay nhất”, “không chỉ… mà còn”

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 51 SBT Văn 12 Cánh diều

Văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc” của Nguyễn Văn Hạnh giúp em hiểu thêm được gì về bài thơ này?

Phương pháp giải:

 Đọc kĩ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Văn bản giúp em hiểu thêm về nhiều khía cạnh, nhiều góc nhìn, những điểm mới mẻ và cả những khổ thơ mà em chưa biết.

- Nét đặc sắc trong việc sử dụng cặp đại từ “mình”-”ta”

- Giá trị nội dung

- Giá trị nghệ thuật, những điểm mới của âm hưởng, nhịp điệu, cách diễn đạt

- Hình tượng nhân vật Bác trong thơ Tố Hữu

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 51 SBT Văn 12 Cánh diều

Dẫn ra một câu hoặc đoạn văn thể hiện rõ tính khẳng định trong văn nghị luận của người viết.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, tìm và chỉ ra câu hoặc đoạn văn thể hiện rõ tính khẳng định trong văn nghị luận của người viết.

Lời giải chi tiết:

- “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu”

- “Nét đặc sắc cao quý của Việt Bắc chính là ở chỗ nghèo cực mà chân tình, rộng mở, mà son sắt, thủy chung với cách Cách mạng”


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Cánh diều - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí