Giải mục 2 trang 79, 80 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo>
Cho hai hình đồng dạng phối cảnh
HĐ3
Video hướng dẫn giải
Trong hình 5, biết \(H_1\) đồng dạng phối cảnh với hình H tỉ số \(k = \frac{3}{2}\).
a) Tính \(x,y\).
b) So sánh hình \({H_1}\) và hình \(H'\).
Phương pháp giải:
- Ta tính \(x,y\) dựa vào tỉ số đồng dạng của hai hình.
Lời giải chi tiết:
a) Vì hai hình đồng dạng phối cảnh \(H\) và \({H_1}\) có tỉ số đồng dạng \(k = \frac{2}{3}\) nên \(\frac{{3,6}}{x} = \frac{2}{y} = \frac{2}{3} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{{3,6}}{x} = \frac{2}{3}\\\frac{2}{y} = \frac{2}{3}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 5,4\\y = 3\end{array} \right.\)
Vậy \(x = 5,4cm;y = 3cm\).
b) Hình \({H_1}\) và hình \(H'\) là hai hình bằng nhau vì chúng có kích thước bằng nhau và khi ta đặt hình \({H_1}\) nằm ngang sẽ thu được hình \(H'\).
TH2
Video hướng dẫn giải
Trong hình 7 dưới đây, hãy chọn ra các cặp hình đồng dạng với nhau. Tìm tỉ số đồng dạng tương ứng.
Phương pháp giải:
Hai hình \(H\) và hình \(H'\) được gọi là đồng dạng nếu có hình đồng dạng phối của của hình \(H\) bằng hình \(H'\).
Lời giải chi tiết:
Hình M và P đồng dạng theo tỉ số \( k = \frac {8,4}{4,8} = \frac {7}{4} \)
Hình N và Q đồng dạng theo tỉ số \( k = \frac {3}{4,8} = \frac {5}{8} \)
VD
Video hướng dẫn giải
Trong Hình 8b, c, d, Hình nào đồng dạng với Hình 8a. Giải thích.
Phương pháp giải:
Hai hình \(H\) và hình \(H'\) được gọi là đồng dạng nếu có hình đồng dạng phối của của hình \(H\) bằng hình \(H'\).
Lời giải chi tiết:
- Xét hình 8a và hình 8b ta có:
Tỉ lệ của chiều dài – chiều dài và chiều rộng – chiều rộng của hình 8a và hình 8b lần lượt là:
\(\frac{9}{{7,5}} = 1,2;\frac{5}{5} = 1\). Do đó, không tồn tại hình động dạng phối cảnh nào của hình 9a để bằng hình 8b. Do đó, hình 8a và hình 8b không đồng dạng với nhau.
- Xét hình 8a và hình 8c ta có:
Tỉ lệ của chiều dài – chiều dài và chiều rộng – chiều rộng của hình 8a và hình 8c lần lượt là:
\(\frac{9}{{4,5}} = 2;\frac{5}{{2,5}} = 2\). Do đó, tồn tại hình động dạng phối cảnh của hình 8a bằng hình 8c (hình 8a thu nhỏ với tỉ số 2). Do đó, hình 8a và hình 8c đồng dạng với nhau.
- Xét hình 8a và hình 8d ta có:
Tỉ lệ của chiều dài – chiều dài và chiều rộng – chiều rộng của hình 8a và hình 8d lần lượt là:
\(\frac{9}{{12}} = 0,75;\frac{5}{4} = 1,25\). Do đó, không tồn tại hình động dạng phối cảnh nào của hình 9a để bằng hình 8b. Do đó, hình 8a và hình 8b không đồng dạng với nhau.
- Giải bài 1 trang 82 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
- Giải bài 2 trang 82 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
- Giải bài 3 trang 82 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
- Giải bài 4 trang 83 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
- Giải mục 1 trang 77, 78 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Mô tả xác suất bằng tỉ số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hai hình đồng dạng SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Mô tả xác suất bằng tỉ số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hai hình đồng dạng SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo