Câu hỏi vận dụng trang 12>
Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chúng ta cần chú ý những vấn đề gì?
Câu 1
Hãy cho biết những chú ý khi sử dụng không khí,nước và ánh nắng để rèn luyện sức khỏe.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1. Sử dụng các yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức khỏe ( SGK trang 5 ).
- Rút ra những chú ý khi sử dụng không khí, nước và ánh nắng để rèn luyện sức khỏe.
Lời giải chi tiết:
- Những điều cần lưu ý khi tắm không khí:
+ Khi tắm không khí, nếu xuất hiện cảm giác như rét run, nổi da gà,… thì cần dừng tắm lại ngay.
+ Tránh tắm không khí trong những ngày mưa phùn, gió lạnh.
+ Vào mùa đông nên tắm không khí ở trong nhà, nơi có không khí lưu thông.
+ Không tắm không khí khi cơ thể mệt mỏi, sốt cao, quá đói, quá no hoặc mắc bệnh ở giai đoạn cấp tính.
- Những điều cần lưu ý khi tắm nước:
+ Không rèn luyện tắm nước lạnh nếu trước khi tập cơ thể xuất hiện cảm giác rét run, nổi da gà.
+ Rèn luyện bằng nước lạnh cần đảm bảo nguyên tắc: nước càng lạnh thì thời gian rèn luyện càng ngắn.
+ Nếu rèn luyện sức khỏe bằng hình thức bơi, cần lưu ý nguyên tắc vừa sức vừa lứa tuổi và giới tính. Tốt nhất là bơi trong các bể bơi đủ tiêu chuẩn và được vệ sinh thường xuyên hoặc trên các bãi tắm biển an toàn, thời gian tốt nhất là các buổi sáng sớm.
- Những điều cần lưu ý khi tắm nắng:
+ Trong 3-7 ngày đầu cần tập tắm nắng ở chỗ có mái che hay bóng cây.
+ Không được tắm qua nước trước khi tắm nắng.
+ Nên tắm nắng trước hoặc sau khi ăn khoảng 90-120 phút.
+ Không tắm nắng khi quá đói, quá no, lúc cơ thể mệt mỏi hoặc mắc các bệnh ngoài da.
+ Không nên tắm nắng qua cửa kính, vì phần lớn tia tử ngoại không đi qua được kính.
+ Không nên đọc sách và ngủ khi tắm nắng, vì sẽ ảnh hưởng đến tế bào thần kinh thị giác, giấc ngủ cũng không sâu.
+ Cần đeo kính mát để bảo vệ mắt.
+ Nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da.
Câu 2
Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chúng ta cần chú ý những vấn đề gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần b. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh ( SGK trang 11 ).
- Rút ra những vấn đề chúng ta cần chú ý để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Lời giải chi tiết:
- Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chúng ta cần chú ý những vấn đề:
+ Bữa ăn hàng ngày cần đáp ứng đầy đủ năng lượng và cân đối những các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
+ Cần chia năng lượng nạp vào cơ thể thành nhiều bữa ăn trong ngày để hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời giúp cải thiện tâm trạng và năng cao hiệu quả tập luyện thể dục thể thao.
+ Ăn sáng đầy đủ, đều đặn giúp chúng ta có sức khỏe tốt để học tập, lao động và tập luyện thể thao. Một bữa sáng đủ tiêu chuẩn bao gồm ít nhất ba loại thực phẩm: thực phẩm chứa chất bột đường (bánh mì, ngũ cốc,…), thực phẩm chứa protein (thịt, trứng,…), rau xanh và trái cây. Bỏ bữa sáng cơ thể sẽ mệt mỏi, thiếu năng lượng, suy giảm hệ miễn dịch, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày, tim mạch, béo phì,…
+ Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn và các món ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chất béo, muối,…
+ Ăn chậm và nhai kĩ sẽ giúp cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
+ Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo chức năng điều nhiệt và bù đắp cho cơ thể trong suốt thời gian hoạt động.
Câu 3
Vận dụng những hiểu biết về các yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng) và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe hằng ngày.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 1,2. Sử dụng các yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và dinh dưỡng để phát triển thể chất
- Vận dụng những hiểu biết về các yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng) và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe hằng ngày.
Lời giải chi tiết:
Chú ý: Các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng như là liều thuốc, những bài tập có liều lượng để bảo vệ sức khỏe. Vì vậy cần vận dụng các yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng) và dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ hằng ngày.
Bên cạnh đó cần biết những chú ý khi sử dụng không khí, nước hoặc ánh nắng để rèn luyện sức khoẻ. Đồng thời cần chú ý những vấn đề để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3. Phối hợp một số kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu đá cầu
- Bài 2. Kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân
- Bài 1. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Bài 3. Kĩ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình
- Bài 2. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực
- Bài 3. Phối hợp một số kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu đá cầu
- Bài 2. Kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân
- Bài 1. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Bài 3. Kĩ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình
- Bài 2. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực