Bài 3. Phối hợp một số kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu đá cầu>
Vận dụng các điều luật đã học vào tập luyện, thi đấu đá cầu.
Câu 1
Cùng thảo luận về ý nghĩa của việc phối hợp các kĩ thuật trong tập luyện đá cầu.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 1. Phối hợp một số kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu đá cầu (SGK trang 53).
- Ý nghĩa của việc phối hợp các kĩ thuật trong tập luyện đá cầu.
Lời giải chi tiết:
- Ý nghĩa của việc phối hợp các kĩ thuật trong tập luyện môn Đá cầu:
+ Thực hiện đúng kĩ thuật
+ Nâng cao thành tích trong tập luyện và thi đấu
+ Giảm nguy cơ bị chấn thương trong tập luyện
Câu 2
Vận dụng các điều luật đã học vào tập luyện, thi đấu đá cầu.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 2. Một số quy định về số lần chạm cầu (SGK trang 54).
- Vận dụng các điều luật đã học vào tập luyện, thi đấu đá cầu.
Lời giải chi tiết:
Một số bài tập phối hợp các kĩ thuật:
- Phối hợp đã cầu và chuyền cầu: Đứng thành vòng tròn, sử dụng các kĩ thuật đỡ cầu và chuyền cầu đã học, thực hiện đỡ cầu một nhịp (bằng ngực, bằng đùi hoặc mu bàn chân), sau đó chuyền cầu cho những người khác trong nhóm.
- Phối hợp chuyền cầu từ đường chuyền của người hỗ trợ: Sử dụng các kĩ thuật chuyền cầu trực tiếp từ đường cầu đến của người hỗ trợ.
- Phối hợp tâng cầu và chuyền cầu theo nhiều hướng: Sử dụng các kĩ thuật tâng cầu thực hiện tâng cầu một nhịp đưa cầu gần lưới, sau đó thực hiện chuyền cầu theo nhiều hướng sang sân đối diện bằng các kĩ thuật chuyền cầu phù hợp
- Phối hợp đỡ cầu, tâng cầu một nhịp và chuyền cầu vào nhiều điểm trên sân: Thực hiện đỡ cầu (bằng ngực, bằng đùi, bằng mu bàn chân) từ người hỗ trợ tung đến (hoặc chuyển từ sân đối diện sang), sử dụng các kĩ thuật tâng cầu và chuyền cầu đã học để tâng cầu một nhịp và chuyển cầu vào các điểm trên sân.
- Phối hợp đỡ cầu, tâng cầu và chuyển cầu cao: Người hỗ trợ tung cầu (hoặc chuyển cầu từ sân đối diện sang), người thực hiện đỡ cầu rồi tâng cầu một nhịp tạo vị trí thuận tiện và chuyền cầu cao đến sát lưới, thuận tiện cho bạn tập chuyển cầu sang sân đối diện.
- Bài tập thi đấu đá cầu: Thi đối đơn, đôi, đồng đội, ...
Câu 3
Vận dụng các kĩ thuật, trò chơi vận động đã học để luyện tập, thi đấu, vui chơi, rèn luyện sức khỏe hằng ngày.
Phương pháp giải:
Học sinh vận dụng các kĩ thuật, trò chơi vận động đã học để luyện tập, thi đấu, vui chơi, rèn luyện sức khỏe hằng ngày.
Lời giải chi tiết:
* Học sinh tự vận dụng các kĩ thuật trong Đá cầu trong thực tế thi đấu môn Đá cầu, vui chơi, rèn luyện sức khỏe hằng ngày.
Học sinh có thể tập thi đấu đá cầu:
- Tổ chức thi đấu đá cầu với các điều kiện biến đổi: thi đấu 4 × 4 người; thi đấu với điểm số quy định (5 điểm, 7 điểm, 9 điểm, …); thi đấu với thời gian quy định; thi đấu hạn chế kĩ thuật (ví dụ: chỉ sử dụng các kĩ thuật đá cầu bằng mu bàn chân).
- Thi đấu đơn, đôi, đồng đội theo luật hiện hành.
Các em tham khảo trò chơi sau:
Trò chơi: Giành cầu
+ Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, diện tích khoảng 20 × 20 m, dây thừng dài 9 – 10 m được buộc chặt hai đầu vào nhau.
- Mỗi lượt chơi gồm 4 – 5 người, đúng thành các góc và nắm chắc dây thừng. Đặt 4 - 5 quả cầu (tương ứng số người chơi) ở các góc
+ Cách chơi:
- Khi có hiệu lệnh bắt đầu, mỗi người chơi lôi, kéo mạnh dây thừng, mỗi người đều tìm cách lấy được quả cầu ở trước mặt cố gắng không cho đối phương lấy được cầu. Ai lấy được cầu trước sẽ thắng cuộc.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3. Phối hợp một số kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu đá cầu
- Bài 2. Kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân
- Bài 1. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Bài 3. Kĩ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình
- Bài 2. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực
- Bài 3. Phối hợp một số kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu đá cầu
- Bài 2. Kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân
- Bài 1. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Bài 3. Kĩ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình
- Bài 2. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực